Robot khổng lồ do người điều khiển như trong phim Pacific Rims là có thật

Đó chính là Prosthesis - người máy đua xe điện tử đầu tiên trên thế giới do công ty Furrion Robotics tạo ra.

Tính tới thời điểm này, loài người đã hiện thực hóa được kha khá nhiều những điều tưởng chừng rất nực cười và chỉ xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng mà thôi.


Cỗ máy do người ngồi bên trong điều khiển.

Tuy nhiên có một thứ mà chúng ta vẫn chưa thành công lắm trong việc mang chúng ra từ những cuốn sách tiểu thuyết: cỗ máy do người ngồi bên trong điều khiển. Về cơ bản chúng là những con robot mà bạn có thể ra lệnh cho chúng, và vốn đã là những con quái vật khổng lồ như trong phim ảnh, sách báo và thậm chí là cả trò chơi điện tử, nhưng ngoài đời thì vẫn chưa thấy bóng dáng của chúng đâu – cho tới bây giờ.

Nhờ có kỹ sư tên Jonathan Tippett, Trái Đất cuối cùng cũng có những con robot khổng lồ đáng tự hào. Những nhà sáng chế ở Furrion Robotics đặt cho nó cái tên Prothesis, và nó chính là robot đua điện tử đầu tiên – và các phóng viên báo Digital Trends là những nhân chứng đầu tiên tận mắt nhìn thấy nó bước đi chập chững.


Prothesis - robot đua điện tử đầu tiên được giới thiệu tại sự kiện CES 2017.

Nếu như nghe cái tên có vẻ hơi quen quen, thì có lẽ do bạn đã bắt gập mẫu thử của nó tại sự kiện CES 2017. Nó đã thu hút được rất nhiều sự chú ý tại sự kiện này, thế nhưng khi ấy lại chưa hoạt động được – nó chỉ là một đống pít-tông và sắt thép khổng lồ được ghép với nhau thành một con robot mà thôi. Phải tới tuần trước thì Prothesis mới sẵn sàng đưa vào thử nghiệm.

Tuy nhiên điều đáng buồn là, đây không hẳn là cuộc “chạy thử” mà chỉ là “nhún nhảy thử” mà thôi. Con robot này đã đạt được những thành tựu vượt bậc so với hồi sự kiện CES, thế nhưng mà để nó “vượt bậc” theo nghĩa đen thì vẫn chưa được. Cũng giống như một đứa trẻ, Prosthesis phải học đi bộ trước khi biết chạy, và phải học bò trước khi biết đi.


Buổi thử nghiệm Prosthesis đầu tiên.

Vì vậy, buổi thử nghiệm đầu tiên, phải công nhận rằng, khiến những phóng viên của Digital Trends hơi bị thất vọng. Họ đến phòng thí nghiệm, hi vọng được chứng kiến những cỗ máy như một con Jaegers trong bộ phim bom tấn Pacific Rims thực thụ đi lại vòng quanh, thế nhưng lại chỉ thấy nó nhún nhảy chút xíu, và đứng tấn mà thôi. Mặc dù đây không hẳn là màn khoe cơ bắp máy móc khiến họ phải rớt quai hàm, thế nhưng nó vẫn để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Với con robot Prosthesis, kể cả việc khá đơn giản như xuống tấn cũng cần tới rất nhiều kỹ năng. Việc thực hiện chuyển động không phải điều khiển bằng tay cầm hay vô lăng nào cả. Thay vào đó, mỗi cái chân hay cái tay của người máy này được kết nối trực tiếp với các chi của người lái, vì vậy nếu họ chuyển động thì Prosthesis cũng làm theo. Nó gần như khác hoàn toàn so với những con người máy hạng nặng khác, vì vậy để làm những động tác khó mất rất nhiều thời gian.


Việc thực hiện chuyển động không phải điều khiển bằng tay cầm hay vô lăng nào cả.

Mục tiêu sau cuối của Furrion là tạo ra một giải đua robot, thúc đẩy sự phát triển của ngành người máy học như cái cách mà NASCAR hay Công thức một đã dẫn dắt ngành công nghệ động cơ đi lên phía trước. Có vẻ như đến chính những nhà khoa học này vẫn chưa thực sự nắm bắt đưuọc hết các nút thắt để giúp các con robot như Prosthesis di chuyển linh hoạt, vì vậy chúng ta sẽ phải chờ đợi một khoảng thời gian khá dài nữa mới được tận mắt chứng kiến các giải đua robot cơ.

Furrion không vì thế mà nản chí, họ lại tỏ ra rất lạc quan. Công ty này nói rằng Prosthesis sẽ có khả năng chạy và đi bộ (với vận tốc lên tới 32km/h) trong mùa hè này, và từng đó thôi là sẽ đủ để những cuộc đua robot bắt đầu xuất hiện trong vài năm tới.

Cập nhật: 07/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video