Robot lặn phát hiện hơn 100 sinh vật biển mới

Sử dụng robot lặn SuBastian như một chiếc tàu ngầm thu nhỏ, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy hơn 100 sinh vật biển nhiều khả năng là loài mới ở độ sâu 4.200m ngoài khơi biển Chile.


Một trong những loài cá vừa được phát hiện - (Ảnh cắt từ video).

Các nhà khoa học triển khai robot lặn SuBastian tại dãy núi ngầm Salas y Gómez Ridge, khu bảo tồn biển Juan Fernandez và Nazca-Desventuradas từ ngày 8-1 đến 11-2 để thu thập các mẫu vật.

Đây là những khu vực có hoạt động địa chất mạnh, tràn ngập miệng phun thủy nhiệt (khe nứt trên bề mặt tạo ra nước nóng) giúp duy trì nhiều dạng sống khác nhau.

Kết quả là họ tìm thấy vô số loài động vật kỳ lạ tại đó. Chẳng hạn như một rừng san hô cổ đại, những cụm nhím biển sở hữu hàng gai giống xương rồng, hàng trăm loài cá, tôm hùm và động vật lưỡng cư có màu sắc sặc sỡ...


Một trong những loài cua nhện mới - (Ảnh cắt từ video).

Ông Javier Sellanes, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Trước đây chỉ có 2 loài mới được phát hiện tại khu vực này và bây giờ chúng tôi đã tìm thấy khoảng 40 loài mới”.

“Chúng tôi đã vượt xa kỳ vọng của chính mình trong chuyến thám hiểm này”, ông Sellanes nói thêm, đồng thời khẳng định số lượng loài mới “thật đáng kinh ngạc”. 

Các chuyên gia đang phân tích số mẫu vật còn lại do robot SuBastian mang về để xác định xem chúng có phải là loài mới hay không.


Một loài sinh vật khác có vẻ ngoài giống nhện - (Ảnh cắt từ video).

Bên cạnh việc khám phá hệ sinh thái bản địa, các nhà khoa học còn lập bản đồ đáy biển trong khu vực rộng 52.777km2 và tìm thấy 4 núi lửa ngầm khác.

Dự án nói trên thuộc chương trình điều tra đại dương Nekton do Quỹ Nippon hợp tác với Viện Hải dương học Schimidt thực hiện. Họ đặt mục tiêu tìm kiếm 100.000 loài sinh vật biển mới trong 10 năm tới.

Chuyến thám hiểm thứ 2 bằng tàu ngầm Falkor cũng thuộc dự án này đã khởi hành vào ngày 24-2 vừa qua.

Tổ chức phi lợi nhuận SOI có trụ sở tại bang California sẽ tham gia cuộc đua khám phá đại dương trong năm 2025. Họ hoạt động tại vùng đông nam Thái Bình Dương, chủ yếu ngoài khơi Peru và Chile.


Một trong những quần thể san hô cổ đại - (Ảnh cắt từ video).

Những loài sinh vật mới được phát hiện không chỉ cung cấp thêm hiểu biết cho giới khoa học, mà còn chứng minh độ hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học do Chính phủ Chile đề ra.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã cam kết thiết lập khu bảo tồn biển theo hiệp ước của Liên Hiệp Quốc vào năm 2023 nhằm chống lại tình trạng khai thác, săn bắt sinh vật biển đến mức cạn kiệt.

Cập nhật: 27/02/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video