Robot phi hành gia đầu tiên sắp bay vào không gian

Người máy Robonaut 2, thường được gọi trìu mến là R2, sẽ trở thành robot phi hành gia đầu tiên trên thế giới khi đáp chuyến bay cuối cùng của tàu thám hiểm không gian Discovery tới Trạm vũ trụ quốc tế trong tuần này.


Hai người máy Robonaut 2 tại Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston, Mỹ. Ảnh: NASA

Cuộc hành trình dự kiến sẽ bắt đầu vào chiều thứ tư (3/11). Hãng thông tấn AP đưa tin, tham gia chuyến bay lần chót của tàu Discovery cùng người máy R2 còn có 6 thành viên phi hành đoàn "bằng da bằng thịt".

Hồi đầu tuần, các quan chức quản lý sứ mệnh từng bật đèn xanh về việc chọn một ngày mới để phóng tàu vũ trụ Discovery do những sự cố rò rỉ khí gas cần phải được sửa chữa.

Người máy R2 là sản phẩm hợp tác giữa Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) với hãng General Motors. NASA hy vọng "kỳ công cơ khí và điện tử" trị giá 2,5 triệu USD này một ngày nào đó sẽ hỗ trợ các phi hành gia ngoài không gian.

Nhiều chuyên gia đã mơ tưởng tới một tương lai không xa, khi Robonaut có thể đảm nhiệm các công việc dọn dẹp trạm vũ trụ, trải qua hàng giờ bên ngoài thời tiết nóng hoặc lạnh cực điểm, kiên nhẫn mang vác dụng cụ cho các phi hành gia đi bộ thám hiểm và đương đầu với những tình huống khẩn cấp như hoả hoạn hoặc rò rỉ khí độc hại.


Người máy R2 đang trong giai đoạn hoàn thiện. (Ảnh Nasa)

Cho tới thời điểm hiện tại, R2 mới tồn tại ở hình dạng từ thắt lưng trở lên. Loại robot này cao 1,016m và nặng 149,7kg. Mỗi cánh tay dài khoảng 0,8m.

Các nhà khoa học vẫn đang phát triển chân cho R2. Tuy nhiên, phần thân trên của robot này được đánh giá là khá hoàn hảo.

Được chế tạo từ sợi carbon mạ nhôm và ni-ken, phần thân và hai cánh tay của R2 có thể giúp bảo vệ robot cũng như các phi hành gia "đồng nghiệp". Nhờ 350 cảm ứng điện tử được gắn rải rác khắp cơ thể, robot này thậm chí có thể cảm nhận được một sợi lông nhỏ bằng đầu ngón tay.

Bốn camera nhẹ, dễ thấy được gắn phía sau tấm kinh che mặt của R2. Ngoài ra, một camera hồng ngoại được đặt trong miệng robot này để hỗ trợ việc tri nhận sâu hơn.

Rob Ambrose - quyền lãnh đạo Ban tự động hoá, robot và sự mô phỏng thuộc Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston, Mỹ, nhận định việc đưa R2 vào không gian "có thể chỉ là một bước tiến nhỏ đối với robot này nhưng thực sự là một quá trình nhảy vọt đối với toàn bộ thế giới người máy".

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video