Các nhà nghiên cứu đã phát triển “một khu rừng nhân tạo” có thể chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nhiên liệu hóa học.
Một giờ đồng hồ ánh sáng trên toàn cầu chứa đủ năng lượng thỏa mãn nhu cầu của mọi người trên toàn thế giới trong cả năm.
Thử nghiệm hệ thống rừng nhân tạo trong phòng thí nghiệm - (Ảnh: Mmn.com)
Và nghiên cứu mang tính đột phá mới đây của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) có thể biến viễn cảnh thu hoạch nguồn năng lượng dồi dào này thành sự thật.
Trong một quá trình tương tự như quang học, rừng nhân tạo hấp thu ánh sáng và dùng nó để tạo ra oxygen, hydrogen, hai loại khí có thể được sử dụng chạy tế bào năng lượng.
Cũng giống như cây trong rừng tự nhiên, các cây làm từ dây nano được sắp xếp với nhau theo hướng triệt tiêu sự phản quang và tạo ra nhiều khu vực bề mặt cho các phản ứng sản sinh năng lượng.
Chúng còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quang hợp trong tự nhiên, theo đó ánh sáng được chất lục lạp trong cây xanh hấp thụ, theo website TechNewsDaily.
Sắp tới, các nhà khoa học muốn tìm cách nâng năng suất chuyển hóa năng lượng của rừng nhân tạo, hiện chỉ dừng ở mức 0,12%.