Mưa nhân tạo

  •  
  • 1.000

Các nhà khoa học Mỹ làm ra mưa nhân tạo đầu tiên vào năm 1946 bằng cách đưa một lượng nhỏ cacbon dioxit vào các đám mây. Sắp tới đây, Trung Quốc cũng làm mưa nhân tạo để phục vụ Thế vận hội Olimpic 2008.

Mưa nhân tạo hình thành bằng cách phun một lượng nhỏ hoá chất (iôt bạc hoặc cacbon dioxit) vào các đám mây, làm hơi nước ngưng tụ, nặng dần lên và rơi xuống mặt đất. Người ta có thể đưa thêm các hợp chất hút ẩm vào để làm tăng hiệu suất của quá trình này.

Người đầu tiên làm ra mưa nhân tạo là nhà hoá học Vincent Schaefer. Năm 1946, ông đã đưa một lượng nhỏ cacbon dioxit vào các đám mây, gây nên trận mưa tuyết gần Schenectady, ngoại ô thành phố New York.

(Ảnh minh họa: Softpedia)Nói đến mưa tất phải nói đến mây. Nhưng ngay cả trong trường hợp không có mây, người ta vẫn có thể tạo ra mưa.

Hàng triệu người dân Bắc Mỹ trước đây từng phải sống trong cảnh hạn hán trầm trọng bởi khu vực này rất ít mây. Lượng nước thu được chủ yếu là do mưa tuyết vào mùa đông mang lại. Nhưng ngày nay, kỹ thuật phun hoá chất đã làm cho lượng mưa tuyết này tăng lên 20% mỗi năm và đến mùa xuân, tuyết tan cung cấp nước đủ dùng cho đến mùa đông năm sau.

Mặc dù có một số nhà khoa học nghi ngờ về khả năng tạo mưa ở nơi này có thể làm giảm mưa ở nơi khác. Nhưng chưa có chứng cớ rõ ràng.

Trung Quốc là một trong những nước đang sử dụng rộng rãi phương pháp gây mưa nhân tạo. Qua đó nhiều khu vực rộng lớn của đất nước này thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Đây cũng là phương pháp làm sạch không khí sẽ được dùng để xử lý ô nhiễm trước thềm Thế vận hội Olimpic 2008.

Hương Giang

Theo Softpedia, Vietnamnet
  • 1.000