Sạc pin điện thoại bằng tuabin gió

Tuy các thiết bị sạc pin điện thoại bằng năng lượng Mặt Trời hiện nay khá đa dạng, nhưng chúng có hạn chế là không hoạt động vào ban đêm hoặc khi trời nhiều mây. Mới đây, công ty Skajaquoda (Mỹ) đã trình làng tuabin gió di động Trinity – thiết bị có khả năng sạc pin điện thoại trong mọi hoàn cảnh, vì chỉ cần một cơn gió nhẹ.

Trinity gồm 2 phần chính là phần thân trụ bằng nhựa có gắn cánh quạt ở trên và 3 chân đế bên dưới, với chiều cao 30,5cm khi gấp gọn. Để sử dụng, người dùng chỉ cần mở bung 3 chân bằng nhôm của tua-bin ra để tạo thành bộ kiềng ba chân vững chắc, rồi dựng thiết bị ở nơi có gió.

Đặc biệt, Trinity có khả năng chống thấm nước nên nó vẫn hoạt động tốt lúc trời mưa. Khi các cánh quạt bị thổi quay, chúng cũng làm xoay một máy phát điện công suất 15 watt đặt ở bên trong. Thiết bị này sau đó chuyển cơ năng thành điện năng để sạc đầy bộ pin lithium-polymer 15.000 mAH. Lúc này, người dùng có thể chọn 1 trong 2 cổng USB có sẵn dưới đáy tuabin để cắm dây sạc pin điện thoại hoặc những thiết bị tương thích khác.


Ảnh: sharkshows.tv

Theo hãng sản xuất, pin lithium-polymer khi đầy có thể sạc cho 4-6 chiếc điện thoại. Nếu muốn, người dùng cũng có thể sạc điện thoại trực tiếp từ máy phát điện.

Hiện tại, Skajaquoda đang lên kế hoạch giới thiệu Trinity lên trang web khởi nghiệp Kickstarter. Giá bán lẻ dự kiến cho một bộ Trinity là 399 USD, nhưng những người quan tâm có thể đặt hàng trước với giá 279 USD và đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra đầu năm tới.

+ Cũng trong nỗ lực cải tiến công nghệ sạc pin điện thoại, nhóm chuyên gia tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đã phát triển thành công thiết bị sạc điện không dây từ xa. "Hệ thống Cộng hưởng Cuộn Lưỡng cực" (DCRS) có khả năng sạc pin cho 40 điện thoại thông minh cùng lúc trong bán kính 5 mét.

Thực ra, DCRS được sáng chế dựa trên ý tưởng từ "Hệ thống Cộng hưởng Từ Kết nối" (CMRS) do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT-Mỹ) phát triển hồi năm 2007, trong đó tận dụng từ trường để truyền năng lượng trong phạm vi 2,1 mét tới thiết bị.

Hệ thống DCRS bao gồm 2 chiếc hộp làm từ vật liệu ferrite đặc và nối với nhau bằng những cuộn dây dẫn. Nó được cho là đơn giản hơn nhiều so với CMRS nhưng lại có phạm vi truyền điện xa hơn, tới hơn 4,5 mét. Trong đó, 1 hộp có nhiệm vụ tạo ra từ trường còn hộp kia sản sinh điện áp. Nói một cách đơn giản, bất kỳ thiết bị nào đặt trong tầm bán kính 5 mét giữa 2 chiếc hộp này đều có thể được sạc điện.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Chun T. Rim, cho biết mặc dù thiết bị hơi mắc và đang trong giai đoạn hoàn thiện để thương mại hóa, nhưng nó là một hướng đi đúng đắn trong xu hướng cung cấp điện năng ở tương lai.

Theo Báo Cần Thơ, Gizmag, ANI, Gizmodo
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video