Sân vận động tạo ra điện nhờ mặt trời

Đài Loan đang xây dựng sân vận động đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện. Nó sẽ phục vụ sự kiện thể thao World Games vào tháng 7 tới. 

Sân vận động có cấu trúc mở và trông giống như một con rồng cuộn mình khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Daily Mail.


Công trình có hình dáng giống mũi giày với 55.000 chỗ ngồi. Nó tọa lạc trên một khu đất có diện tích 19 hecta ở thành phố Cao Hùng (Kaohsiung). Sau World Games 2009, sân vận động mới sẽ phục vụ các sự kiện thể thao lớn và trở thành sân nhà của đội tuyển bóng đá Đài Loan. 

Toàn bộ mái của sân vận động được làm bằng thép. Ảnh: Daily Mail.


Toyo Ito, một kiến trúc sư Nhật Bản, đã đưa ra một bản thiết kế đầy sáng tạo - với các tấm pin mặt trời phủ kín mái sân. Toàn bộ mái được làm bằng những thanh sắt. Khác với phần lớn sân vận động khép kín trên thế giới, tác phẩm của Ito có kết cấu mở. Với kiểu dáng bán xoắn ốc, nó giống như một con rồng đang cuộn mình khi nhìn từ trên cao. 

Sân vận động kiểu mới chẳng những tiết kiệm chi phí nhiên liệu để sản xuất điện, mà còn giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ảnh: Daily Mail.


8.844 tấm pin mặt trời sẽ sản xuất 1,14 triệu kWh điện mỗi năm - đủ để thắp sáng 3.300 bóng đèn và hai màn hình tivi khổng lồ trong sân vận động. Lượng điện thừa sẽ được bán cho người dân trong những ngày nóng nực của mùa hè. Nếu sử dụng than đá để sản xuất điện, sân vận động này sẽ thải vào không khí 660 tấn khí CO2 mỗi năm.

Theo VnExpress (Daily Mail)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video