Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington (Mỹ) đã sáng chế loại lò phản ứng nhiệt hạch có khả năng sản xuất ra nguồn điện sạch với chi phí thấp.
Được biết, lò phản ứng nhiệt hạch có chi phí thấp hơn nhiều so với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Lò phản ứng nhiệt hạch đang được thử nghiệm có tên Dynomak. Mô hình này hoạt động với phương thức tương tự như cách mặt trời hoặc các vì sao phóng thích năng lượng, nghĩa là trong điều kiện nhiệt độ hoặc áp suất rất lớn, hạt nhân của các nguyên tử hóa học có khối lượng nhẹ, như hydro sẽ tan chảy, sinh ra nhiệt lượng lớn. Từ đó sẽ sản xuất ra điện.
Ông Thomas Jarboe, Giáo sư vật lý, cho biết: “Về bản chất đây là một nguồn năng lượng vô tận. Hơn nữa, đây cũng là nguồn năng lượng sạch bởi nó không có chất thải phóng xạ cũng như không phát thải hiệu ứng nhà kính. Đây quả thực là 1 nguồn năng lượng lý tưởng” .
Theo các nhà nghiên cứu, kỹ thuật được sử dụng trong lò phản ứng nhiệt hạch sẽ tạo ra nguồn điện sạch với trữ lượng lớn. Ngoài ra, nhờ sáng kiến điều khiển dòng điện đi trực tiếp vào dòng plasma, công nghệ sản xuất điện nhiệt hạch của Đại học Washington còn giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư. Các nhà khoa học cho biết nguồn điện nhiệt hạch sẽ sớm được đưa vào thực tiễn trong vài thập niên tới và hoàn toàn có thể cạnh tranh với nguồn nhiên liệu như dầu mỏ hay khí đốt.
Xây dựng các lò phản ứng nhiêt hạch là 1 dự án lớn đầy tham vọng thu hút các nhà khoa học và các nhà đầu tư từ 25 quốc gia với trị giá nhiều tỷ USD.