Sáng chế thành công loại vải mới giúp tự động làm mát khi trời nóng, toát mồ hôi và giữ ấm khi trời lạnh

Loại vải mới vừa được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu thành công có thể phản ứng với hiện tượng nóng lên và toát mồ hôi, qua đó giúp làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Maryland, Mỹ đã chế tạo thành công một loại vải đặc biệt. Nó có thể tự động làm ấm hoặc làm mát cơ thể bạn khi cần thiết.

Khi cơ thể bắt đầu nóng lên và toát mồ hôi, vải sẽ cho phép giải phóng nhiệt lượng ra khỏi cơ thể, giúp giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng. Trong khi đó nếu cơ thể bạn cảm thấy lạnh, nó sẽ có tác dụng giữ nhiệt

Loại vải mới sử dụng sợi được chế tạo từ hai vật liệu tổng hợp khác nhau. Một loại hút nước và một loại đẩy nước ra ngoài. Sợi vải được bao phủ bởi các ống nano carbon và có thể giãn ra hoặc co lại khi nhiệt độ thay đổi.

Khi lớp vải bị nóng lên và thấm ướt trong lúc vận động, quá trình này sẽ kích hoạt lớp phủ ống nano, cho phép nhiệt đi qua. Cơ chế này gần giống như cách lỗ chân lông của cơ thể giãn ra để thoát nhiệt ra ngoài. Ngược lại khi cơ thể bạn trở lên lạnh hơn, cơ chế này sẽ bị chặn lại và giúp giữ nhiệt và làm ấm cơ thể.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Standford, Mỹ từng tạo ra một loại vải có chức năng làm mát và làm ấm cơ thể vào năm 2017. Tuy nhiên, người mặc phải lộn ngược quần áo để có thể cảm nhận được hiệu quả.

Đồng tác giả nghiên cứu YuHuang Wang cho biết, loại vải mới rất phù hợp để chế tạo quần áo cho vận động viên, người khuyết tật, người già,…Hiện chưa có nhiều thử nghiệm về loại vải này trên người nhưng theo nhóm nghiên cứu, cảm giác mặc quần áo sử dụng loại vải này khá dễ chịu và bình thường như bao loại vải khác.


Đồng tác giả nghiên cứu YuHuang Wang (bên trái) cầm trên tay loại vải mới.

Wang tin tưởng, loại vải này có thể được sản xuất trong vòng vài tháng tới. Các nhà nghiên cứu kỳ vọng, vật liệu mới có thể dùng để dệt kim, nhuộm và giặt giống như các loại vải khác. Chỉ có như vậy mới có thể phát huy được hết ưu điểm của loại vải này đối với người mặc.

Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Science mới đây.

Cập nhật: 09/02/2019 Theo GenK
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video