Với ngư dân đánh cá, một con mực đen có nhiều xúc tu mắc kẹt trong lưới là vấn đề không mong muốn. Còn với rùa biển hay cá đuối kim cương, việc mắc vào lưới đồng nghĩa với cái chết. Để khắc phục tình trạng đánh bắt thủy sản không mong muốn, các nhà sinh thái học Mỹ công bố phương pháp khắc phục mới: gắn đèn diode phát quang (LED) màu xanh lá cây vào lưới đánh cá.
Theo nghiên cứu, phương pháp này làm giảm đáng kể việc đánh bắt các loài động vật không mong muốn (như cá mập, mực) mà không ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng của các loài hải sản đem lại lợi nhuận cao.
Đèn diode phát quang (LED) màu xanh lá cây gắn trên lưới đánh cá giúp ngăn chặn việc đánh bắt rùa, cá mập, mực (Ảnh: Jesse Senko)
Nghiên cứu cho thấy có sự giảm thiểu số lượng các loài không mong muốn bị đánh bắt và không có tác động tiêu cực đến tổng sản lượng, theo nhà sinh thái học bảo tồn đại học bang San Diego Rebecca Lewison, một người không tham gia nghiên cứu.
Để đánh bắt cá, nhiều ngư dân ven biển dùng lưới mang, loại lưới treo trên mặt nước như một hàng rào lưới có dây, dây được cố định trên mặt nước nhờ các phao nổi. Các tấm lưới có thể trôi trong nhiều giờ hay nhiều ngày, không phân biệt loài mong muốn và không mong muốn; những sinh vật bắt được ngoài ý muốn sẽ bị quăng xuống biển với các vết thương tích chết cơ thể. Kiểu đánh bắt này này góp phần đáng kể vào sự suy giảm toàn cầu của các loài như cá heo, rùa biển, đồng thời làm chậm hoạt động hàng ngày của người đánh cá.
Loại lưới có đèn LED phát sáng này giúp các ngư dân vẫn đánh bắt được nhiều cá như thường. (Ảnh: Steelhead voices)
Trước đó, nhà sinh thái biển John Wang và các đồng nghiệp ở Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) Hoa Kỳ đã phát minh ra các loại lưới chiếu sáng để giải quyết việc bắt rùa. Rùa đặc biệt giỏi nhìn ánh sáng xanh. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, lưới chiếu sáng đã làm giảm 64% tỉ lệ đánh bắt rùa không mong muốn. Do đó, họ nghĩ là lưới này cũng có thể giúp các động vật biển khác nhận được lợi ích tương tự.
Nhóm nghiên cứu đã hợp tác với những người đánh bắt cá mú và cá bơn quy mô nhỏ ở vùng biển ngoài khơi Baja California (Mexico), nơi có rất nhiều rùa và các loài động vật biển lớn khác, theo nhà sinh thái học bảo tồn đại học bang Arizona Jesse Senko, trưởng nhóm nghiên cứu. Để thực hiện, các nhà nghiên cứu đã triển khai 28 cặp lưới với mỗi cặp có 1 tấm lưới gắn đèn LED. Sau đó, nhóm cân và xác định từng sinh vật bị mắc lưới qua đêm.
Theo kết quả được công bố trên tạp chí Current Biology số ngày 22 tháng 1 vừa qua, lưới có ánh sáng bắt được cá ít hơn 63%, rùa ít hơn 51%, mực ít hơn 81% so với lưới tối. Kết quả "hài lòng" nhất là với loài elasmobranch bao gồm cá mập và cá đuối, nhà sinh thái Lewison cho biết. Theo bà, bắt cá mập là một "vấn đề lớn" ở Vịnh California. Trong nghiên cứu mới, tỉ lệ đánh bắt cá mập đã giảm tới 95%.
Có lẽ, quá đơn giản để nói rằng, các loài cá mục tiêu không thể nhìn thấy ánh sáng như các loài động vật khác, theo nhà sinh thái John Wang. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu lý do tại sao một số loài động vật tránh ánh sáng tốt hơn những loài khác. Theo họ, các loài elasmobranchs có thị lực tinh vi, còn mực ống Humboldt có nhãn cầu lớn. Vì vậy mà những loài động vật này có thể dễ dàng nhận ra ánh sáng màu xanh lá cây.
Loại lưới có đèn LED phát sáng này giúp các ngư dân vẫn đánh bắt được nhiều cá mục tiêu như trước nhưng chỉ mất một nửa thời gian kéo và tháo lưới. Hạn chế lớn nhất của giải pháp này là, chi phí trang bị một tấm lưới có đèn lên tới 140 USD, cao hơn khả năng tài chính của một số người đánh cá. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm đèn chạy bằng năng lượng mặt trời có tuổi thọ cao hơn đèn chạy bằng pin. Họ cũng xem xét việc tạo ra kết quả tương tự ở Baja California, các ngư trường ở Indonesia và vùng biển Caribbean với ít đèn hơn. Trong những dự án này, nhu cầu của những đánh cá là rất quan trọng. "Họ là những người sử dụng các tấm lưới hàng ngày", nhà sinh thái Lewison nói.