Sáng tỏ những hình vẽ bí ẩn ở Trung Quốc

Những cấu trúc bí ẩn vừa được công cụ Google Maps phát hiện trên khu vực thuộc sa mạc Gobi ở Trung Quốc rất có thể là điểm tựa để vệ tinh do thám định hướng.

>>> Phát hiện công trình bí mật của Trung Quốc

Trong vài ngày qua, báo chí, từ chính thống tới phi chính thống, phỏng đoán rằng đó có thể là những địa điểm thử vũ khí hạt nhân, bản đồ đường phố ở Washingtn D.C, TP. New York, hay thậm chí đó là những thông điệp của người ngoài hành tinh.

Nhưng có vẻ những hình vẽ đó được sử dụng để các vệ tinh do thám của Trung Quốc định hướng. Đây là ý kiến của kỹ sư Jonathon Hill ở ĐH Bang Arizona – nơi điều khiển nhiều camera được sử dụng trong các sứ mệnh sao Hoả của NASA. Hill nghiên cứu những hình ảnh trên bề mặt sao Hoả do robot thăm dò và vệ tinh gửi về, cũng như dữ liệu thu thập bởi các công cụ bay quanh trái đất của NASA.


Những cấu trúc bí ẩn vừa được công cụ Google Maps phát hiện trên khu vực thuộc  sa mạc Gobi ở Trung Quốc rất có thể là điểm tựa để vệ tinh do thám định hướng.

Hệ thống những vạch trắng theo đường zic zag trong 2 bức ảnh – kỳ lạ nhất trong số các cấu trúc trên sa mạc – là những mục tiêu của vệ tinh do thám. Các camera vệ tinh tập trung vào những cấu trúc rộng khoảng 1km và dài khoảng 2km này để định hướng trong vũ trụ.

Trung Quốc lâu nay vẫn được biết là đang vận hành các vệ tinh trinh thám, và nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, vẫn đang làm như vậy.

Những vạch trắng rộng khoảng 20m tạo nên những cấu trúc đó không được làm từ kim loại phản chiếu như nhiều trang tin nói. “Có thể các đường vạch được sơn chứ không phải từ bột trắng hay phấn để tránh bị gió thổi bay”, Hill nói.

Các mục tiêu định hướng có kích thước lớn hơn bình thường, cho thấy những camera vệ tinh đang được sử dụng để xác định mục tiêu có độ phân dải mặt đất thấp.

Một hình ảnh kỳ lạ khác được chụp cách đó không xa cho thấy một cấu trúc gần giống cánh đồng đá Stonehenge. “Có thể khẳng định tương đối chắc chắn đó là mục tiêu cho các thiết bị radar vệ tinh”, Hill nói. “Vì lượng tín hiệu radar gửi về mặt đất phụ thuộc vào mức độ gồ ghề của bề mặt, nên có thể họ đang thử nghiệm tạo ra những khu vực quanh mặt phẳng đủ gập ghềnh để che giấu một phần mặt phẳng”.

Nói một cách khác, quân đội Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị radar để gửi tín hiệu về mặt đất tại mục tiêu xác định, và xác định lượng tín hiệu radar gửi trở lại những thiết bị đó từ các máy bay chiến đấu, cũng như lượng tín hiệu bị những vật mấp mô trên mặt đất được sắp xếp theo cấu trúc tương tự cánh đồng đá Stonehenge cản trở đến mức nào.


Từ khi những bức hình đầu tiên về các hình vẽ trên sa mạc Gobi được phát tán, độc  giả của trang blog Gizmodo đã phát hiện thêm một số cấu trúc thú vị khác nữa ở Trung Quốc...

Từ đây, các chuyên gia radar của nước này có thể biết cách tránh để các hoạt động quân sự của nước này bị vệ tinh của nước ngoài phát hiện, cũng như tìm ra cách phát hiện những mục tiêu che giấu ở nước khác. Tuy nhiên, những bề mặt làm từ kim loại sẽ làm tăng lượng tín hiệu radar trở lại mặt đất và khiến việc che giấu hoàn toàn trở nên rất khó khăn.

Từ khi những bức hình đầu tiên về các hình vẽ trên sa mạc Gobi được phát tán, độc giả của trang blog Gizmodo đã phát hiện thêm một số cấu trúc thú vị khác nữa ở Trung Quốc. Theo Hill, một trong những cấu trúc như thế có vẻ là một địa điểm thử nghiệm vũ khí, có thể là để thử các chất nổ. Một cấu trúc khổng lồ khác trông giống mạng lưới anten Yagi. Những thiết bị như thế này có thể được sử dụng vào nhiều mục đích, như theo dõi thời tiết và nghiên cứu tầng khí quyển trên cao.

Theo Livescience, Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video