Camera cảm biến chuyển động ghi lại khoảnh khắc ngôi sao băng khổng lồ vụt sáng trong chớp mắt như xé tan bầu trời đêm.
Nhà thiên văn học nghiệp dư Derek Robson, 58 tuổi, không tin vào mắt mình khi may mắn ghi lại cảnh tượng một ngôi sao băng khổng lồ vụt sáng trên bầu trời đêm gần thành phố Bristol, phía tây nam nước Anh, Archynety hôm qua đưa tin. Quả cầu lửa trong chớp mắt như xé tan màn đêm và là vật thể sáng nhất trên bầu trời vào thời điểm đó.
Quả cầu lửa trong chớp mắt như xé tan màn đêm và là vật thể sáng nhất trên bầu trời vào thời điểm đó.
Cảnh tượng ngoạn mục xuất hiện lúc 5h07 sáng ngày 10/11 theo giờ địa phương, khi Robson và hầu hết mọi người đang chìm sâu trong giấc ngủ. Khoảnh khắc may mắn lọt vào ống kính một camera cảm biến chuyển động mà Robson lắp đặt trong sân vườn tại nhà riêng ở Loughborough.
"Thông thường, camera của tôi chỉ ghi lại được những thứ như máy bay và chim chóc. Cảnh quay lần này khiến tôi không thể tin vào mắt mình. Tôi đã nhảy cẫng lên vì vui sướng", Robson chia sẻ. "Vệt sáng xuất hiện ở phía chòm sao Lạp Hộ, chòm sao yêu thích của tôi và người cha quá cố. Vì vậy, tôi cảm thấy như cha vừa ném ngôi sao băng về phía mình".
Tiến sĩ Robert Massey, Phó giám đốc điều hành của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh đã xác nhận quả cầu lửa do một thiên thạch tạo ra. "Thiên thạch di chuyển nhanh hơn tốc độ của viên đạn khi lao vào bầu khí quyển và nhanh chóng bốc cháy", Massey cho biết. Những ngôi sao băng lớn và riêng lẻ thường rất khó dự đoán, vì vậy người xem cần may mắn ở đúng nơi vào đúng thời điểm mới có thể bắt gặp cảnh tượng này.
Sao băng rực sáng như quả cầu lửa ở Anh. (Video: Archynety).