Sao chổi mất đuôi màu xanh lá cây do bão mặt trời

Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết vũ trụ, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) xuất hiện trên bầu trời khi phần đuôi màu xanh lá cây đặc trưng gần như biến mất.

Nhiếp ảnh gia thiên văn học Michael Jäger chụp ảnh sao chổi C/2022 E3 (ZTF) hôm 17/1 sau khi lái xe 800 km từ Áo tới Bavaria ở Đức để quan sát bầu trời đêm. Jäger chia sẻ bức ảnh qua mạng xã hội Twitter. Theo anh, trong quá trình chụp ảnh sao chổi, một nhiếp ảnh gia không thể lãng phí thời gian bởi những quả cầu băng này thay đổi cực nhanh chóng khi tiến đến vùng ấm hơn ở vành trong Hệ Mặt trời.


Phần đuôi của sao chổi C/2022 E3 (ZTF) biến mất dưới ảnh hưởng của thời tiết vũ trụ. (Ảnh: Michael Jäger).

Bức ảnh hé lộ hiện tượng mà các nhà thiên văn học gọi là sự kiện tách rời. Về cơ bản, đó là ánh sáng yếu đi ở phần đuôi đặc trưng của sao chổi, khiến nó trông như sắp mất đuôi. Hiện tượng này nhiều khả năng do thời tiết vũ trụ hỗn loạn gây ra, cụ thể là gió mặt trời mạnh hơn bình thường giải phóng trong cơn phun trào vành nhật hoa (CME). CME là những đợt bùng phát hạt năng lượng cao từ tầng khí quyển bên trên của Mặt Trời (vành nhật hoa), di chuyển ngang qua hệ, tác động tới khí quyển của các hành tinh và nhiều thiên thể khác.

Một mẩu đuôi của sao chổi ZTF bị gió mặt trời cuốn đi, theo SpaceWeather.com.Va chạm với CME có thể gây ra hiện tượng tách rời ở đuôi sao chổi, đôi khi đứt ra hoàn toàn. Đuôi sao chổi cấu tạo từ vật chất bay hơi và bụi giải phóng bởi sao chổi khi nó nóng lên lúc tới gần Mặt Trời hơn. Dù bản thân sao chổi thường chỉ rộng chưa tới vài kilomet, phần đuôi có thể trải dài hàng trăm nghìn kilomet ngang qua vành trong Hệ Mặt trời.

SpaceWeather.com cho biết nhiều CME tràn qua sao chổi ZTF trong tháng này khi nó tới gần Trái đất trùng với đợt hoạt động ở bề mặt Mặt Trời tăng vọt. Hiện nay, có 8 vệt đen ở phần đĩa Mặt Trời quay về phía Trái đất, theo cơ quan khí tượng Anh Met Office. Vệt đen là vùng sẫm màu mát hơn, có thể nhìn thấy trên bề mặt Mặt Trời với từ trường cực xoắn và đặc, dẫn tới sự ra đời của vết lóa và CME.

C/2022 E3 (ZTF), được phát hiện bởi cơ sở Zwicky Transient Facility (ZTF) ở Đài quan sát Palomar tại California vào tháng 3/2022. Đây là lần đầu tiên nó bay tới gần Trái đất trong khoảng 50.000 năm. Sao chổi này sẽ sớm quan sát được bằng mắt thường khi bay ở khoảng cách gần Trái đất nhất hôm 1/2.

Cập nhật: 23/01/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video