Sắp khởi động dự án “Mặt trời nhân tạo”

Tháng 11 tới, Liên minh châu Âu và 6 nước: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ ký kết thỏa thuận tham gia thực hiện dự án Lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER). Đây là dự án hợp tác nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới chỉ sau Trạm không gian quốc tế (ISS).

Mục đích của ITER là mô phỏng cách thức mặt trời sản xuất năng lượng. Dự án hứa hẹn sẽ mở ra một nguồn năng lượng vô tận sạch và rẻ tiền để thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch như dầu và than đá. Các nhà khoa học đặt tên cho dự án này là dự án “Mặt trời nhân tạo”.

Theo Werner Burkart, Phó Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), dự án ITER sẽ đem đến cho con người cơ hội hiện thực hóa giấc mơ kiểm soát nguồn năng lượng.

Việc xây dựng lò phản ứng này sẽ mất gần 10 năm với chi phí 10 tỷ euro. Địa điểm xây dựng lò phản ứng là Cadarache, miền nam nước Pháp.


Mô hình ITER (Ảnh: fusie-energie)

T.VY

Theo Xinhua, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video