Siêu hành tinh quay quanh ngôi sao ma

Nghiên cứu từ Đại học São Paulo dựa trên dữ liệu mà kính viễn vọng Kepler của NASA đã thu thập được, đã chỉ ra một hành tinh khổng lồ được ví như "siêu Sao Mộc". 

Hành tinh này nặng hơn sao Mộc đến 13 lần, trong khi bản thân sao Mộc đã nặng gấp 318 trái đất.


Siêu hành tinh quay quanh 2 ngôi sao mẹ nhưng chỉ 1 trong 2 ngôi sao này là còn sống. Ngôi sao còn lại có thể đã chết tự nhiên hoặc chết khi sinh ra siêu hành tinh này - (ảnh đồ họa từ Leandro Almeida).

Hành tinh khổng lồ này sở hữu đến 2 sao mẹ thay vì 1 mặt trời như Trái đất chúng ta, trong đó có một sao mẹ là "sao ma".

Cụ thể, trung tâm của hệ hành tinh được đặt tên KIC 10544976 bao gồm 1 sao lùn trắng và một sao lùn đỏ. Sao lùn trắng là một ngôi sao đã chết với nhiệt độ bề mặt cao, trong khi ngôi sao lùn đỏ còn sống thì có độ sáng thấp và khối lượng nhỏ hơn mặt trời của chúng ta.

Siêu hành tinh khổng lồ được phát hiện một cách gián tiếp qua sự biến thiên quỹ đạo của cặp sao mẹ này. Các nhà nghiên cứu đặt 2 giả thuyết cho sự ra đời của siêu hành tinh này. Một là nó có thể hình thành cùng lúc với 2 ngôi sao, hàng tỉ năm trước. Kịch bản thứ 2 là đây là một gã khổng lồ khí cùng tính chất với sao Mộc, được sinh ra từ cái chết của sao lùn trắng.

Sắp tới, các nhà khoa học sẽ dùng hệ thống Kính thiên văn Magellan khổng lồ (GMT), đặt tại sa mạc Atacama của Chile, để quan sát tiếp về sự hình thành và tiến hóa của hành tinh. Họ cũng mong xác định được khả năng tồn tại sự sống trên siêu hành tinh này.

Cập nhật: 11/04/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video