Sinh vật kỳ dị với mai đầy lỗ tròn khiến người mắc hội chứng sợ lỗ phải né tránh!

Nếu như bạn là người mắc hội chứng sợ lỗ tròn (Trypphobia) - một hội chứng mà có đến 15% dân số trên thế giới mắc phải thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, né tránh, nặng hơn là buồn nôn, khó chịu khi bắt gặp sinh vật dưới đây.


Phần mai có nhiều lỗ tròn nhỏ.


Đây là sinh vật gì?

Sinh vật trên đã được một ngư dân ở Úc bắt được ở bờ biển Cornwall của Anh. Phần mai của sinh vật này có những lỗ tròn nhỏ và đáng chú ý hơn chính là khuôn mặt kỳ dị của nó. Vậy đây là sinh vật gì và tại sao phần mai của nó lại kỳ quặc như vậy?

Cua bọt biển Úc - Australian Sponge Crab

Cua bọt biển Úc (tên khoa học: Austrodromidia australis) là một loài cua độc đáo khi mang trên mình miếng bọt biển hay những con hải tiêu sống. Chính vì lý do này mà trên mai của chúng thường có rất nhiều lỗ tròn nhỏ.


Hải tiêu. (Ảnh: Wiki).

Việc làm này sẽ giúp cua bọt biển có thể ngụy trang nhằm tránh kẻ thù cũng như giúp chúng kiếm ăn dễ hơn. Không chỉ có vẻ ngoài dị hợm mà ngay cả mùi vị của chúng cũng khiến những kẻ ăn thịt phải tránh xa.

Hình thái học của cua bọt biển cũng tương tự các loài cua khác nhưng cặp chân cuối cùng có nhiệm vụ giữ miếng bọt biển nên cong lên phía trên với một chiếc 'kìm' ở tận cùng, thậm chí vượt qua cả mai cua.

Chúng dành phần lớn thời gian để lẩn trốn trong hang hốc dưới đáy biển và sẽ ra khỏi nơi trú ẩn vào ban đêm để ăn xác thối. Là động vật ăn tạp nên cua bọt biển ăn cả xác động vật lẫn thực vật dưới đáy biển.

Cập nhật: 16/04/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video