Sinh vật lạ sinh ra từ thảm họa hạt nhân sống khỏe ở… hành tinh khác

34 năm sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, các nhà khoa học đã tìm được một sinh vật bậc thấp kỳ lạ được sinh ra từ vùng đất chết, có khả năng chống lại bức xạ vũ trụ.


Lò phản ứng hạt nhân số 4 ở Chernobyl, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử - (ảnh: REUTERS).

Các nhà khoa học từ Đại học Bắc Carolina ở Charlotte, Đại học Stanford và Trường Khoa học – Toán học Bắc Carolina (Mỹ) đang nghiên cứu nấm Cladosporium sphaerospermum, một sinh vật bậc thấp hoàn toàn mới lạ, được sinh ra từ thảm họa hạt nhân Chernobyl nổi tiếng ngày 26-4-1986 tại Ukranie (khi đó thuộc Liên Xô cũ).

Sinh vật đã trải qua các thí nghiệm trên Trái đất nhằm chứng minh khả năng thích nghi với môi trường giàu bức xạ, kết quả thành công ngoài mong đợi.

Sau đó, họ tiếp tục nuôi nó trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS trong vòng 30 ngày, trong môi trường bức xạ nguy hại như aao Hỏa, và phát hiện ra những khả năng mà không sinh vật nào khác trên thế giới có được: nó đang sử dụng melanin trong cơ thể để chuyển bức xạ gamma thành năng lượng hóa học. Nói cách khác, những bức xạ gây hại cho sinh vật Trái đất vốn phổ biến ngoài vũ trụ lại có thể trở thành… thức ăn cho "quái vật" nhỏ bé này.

Nghiên cứu cho thấy nó thừa khả năng để sống khỏe trong vũ trụ, trên một hành tinh khác, ví dụ như sao Hỏa. Các tác giả tin rằng có thể ứng dụng loại nấm này để phát triển phương tiện phòng hộ phù hợp giúp con người chiếm đóng hành tinh khác.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Cập nhật: 10/08/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video