Sinh vật phù du tạo mây điều tiết khí hậu cho Trái Đất

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra cách sinh vật phù du ở biển tác động đến quá trình tạo mây và điều tiết khí hậu trên bề mặt Trái Đất.

Sinh vật phù du tạo mây làm mát cho Trái Đất

Newsquench hôm qua đưa tin, nghiên cứu gần đây đã hé lộ tầm quan trọng của các sinh vật phù du nhỏ, tên khoa học là phytoplankton. Chúng góp phần tạo ra một nửa số tinh thể nước trong các đám mây bao phủ Nam Đại Dương, vùng biển bao quanh Nam cực, trong mùa hè.


Hình ảnh dưới kính hiển vi của sinh vật phù du ở Nam Đại Dương. (Ảnh: Trinity News Daily.)

Nhờ hấp thụ ánh nắng mặt trời, các sinh vật phù du tiết ra hợp chất hóa học mang tên dimetyl sulfit. Sau khi tiếp xúc với bầu khí quyển, hợp chất này chuyển thành một dạng sulfat, kết hợp cùng các tinh thể nước và tụ lại tạo thành các đám mây.

Sử dụng thiết bị chụp ảnh vệ tinh có độ nhạy cao, các nhà khoa học phát hiện số tinh thể nước tăng gần gấp đôi vào mùa hè khi dòng nước ấm hơn và lượng sinh vật phù du trở nên dồi dào hơn. Mật độ tinh thể nước dày hơn khiến cho các đám mây có màu sáng, phản chiếu hầu hết tia bức xạ của mặt trời, qua đó làm giảm nhiệt độ trên Trái Đất.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video