Sốc: Sản phẩm của thế kỷ 20 xuất hiện ở hầm mộ, di tích Ba Tư 1.000 năm

Nghiên cứu mới cho thấy người Ba Tư đã biết cho thêm chrom vào thép để tăng độ cứng và bền từ rất lâu trước Cách mạng Công nghiệp châu Âu.

Các nhà khảo cổ học phát hiện bằng chứng về thép chứa lượng chrom thấp ở thế kỷ 11 tại khu vực ngày nay là làng Chahak, Iraq. Kim loại này được sử dụng để sản xuất áo giáp và vũ khí, bao gồm kiếm và dao găm. Thép không gỉ còn được gọi là thép chrom. Chính chrom trong hợp chất giúp ngăn gỉ sét.


Mẫu vật hợp kim thép chứa chrome ở Iran. (Ảnh: UCL).

"Nghiên cứu này không chỉ cung cấp bằng chứng sớm nhất về thép chrom từ đầu thế kỷ 11 mà cả bằng chứng hóa học hỗ trợ nhận dạng đồ tạo tác làm từ hợp kim thép trong bảo tàng hoặc bộ sưu tập khảo cổ có nguồn gốc từ Chahak", nhà khảo cổ học Rahil Alipour ở Đại học London, cho biết.

Trong nghiên cứu công bố hôm 23/9 trên tạp chí Archaeological Science, Alipour và đồng nghiệp cho rằng thép không gỉ có lịch sử lâu dài và phong phú hơn nhiều so với suy đoán trước đây của những chuyên gia. Dù ngày nay Chahak chỉ là một ngôi làng nhỏ, nhiều bản thảo cổ đại mô tả đây là trung tâm sản xuất thép quan trọng thời Ba Tư, nơi duy nhất trong vùng tạo ra thép không gỉ. Một trong những bản thảo đưa nhóm nghiên cứu tới phát hiện mới đề cập tới hợp chất bí ẩn gọi là rusakhtaj, thực chất là cát chromite.

"Quá trình nhận dạng có thể khá lâu và phức tạp vì vài lý do", nhà khảo cổ Marcos Martinon-Torres đến từ Đại học Cambridge, chia sẻ. "Đầu tiên, ngôn ngữ và thuật ngữ dùng để ghi chép quá trình kỹ thuật hoặc vật liệu có thể không còn được sử dụng nữa, hoặc ý nghĩa và sắc thái của chúng có thể khác đi so với thời nay".

Thông qua xác định niên đại bằng đồng vị carbon và phân tích với kính hiển vi điện tử quét, nhóm nghiên cứu có thể nhận dạng lượng nhỏ chromite trong than đá sót lại từ quá trình sản xuất kim loại trong thế kỷ 10 - 12. Việc bổ sung thêm chrome giúp các công cụ và vũ khí trở nên cứng và bền hơn. Những thợ rèn thời đó còn cho thêm phospho, khiến hợp kim dễ trộn hơn.

Cập nhật: 25/09/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video