"Sóng ma" phát ra từ những ngôi sao đã chết

Nghiên cứu "sóng ma" cho phép giới khoa học hiểu rõ hơn về cách một Hệ Mặt trời được tạo ra, chu kì sống và hồi kết của nó, cũng như của chính Hệ Mặt trời chúng ta.

Các hành tinh quay quanh một ngôi sao đã chết phát ra những bức xạ điện từ đặc biệt mà chúng ta có thể bắt được từ Trái Đất. Bức xạ này cho phép con người phát hiện, thậm chí hình dung được Hệ Mặt trời đã chết đó từng ra sao hàng tỷ năm về trước, khi ngôi sao trung tâm còn đầy nhiên liệu hạt nhân và toả sáng rực rỡ.

Các nhà thiên văn học từ Đại học Warwick, Anh cho biết có thể bắt được các dải sóng radio này, vốn phát ra từ lõi ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao lùn trắng.


Minh hoạ một sao lùn trắng - và những gì còn sót lại của một hệ mặt trời sau khi ngôi sao trung tâm đã chết. (Ảnh: Mark A. Garlick).

Lõi của ngôi sao sẽ hình thành nên sao lùn trắng khi các lớp vật chất khí nóng xung quanh đã cạn kiệt, trọng lực kéo chúng lại với nhau thành loại vật liệu đặc, nguội hơn nhiều so với ngôi sao trước đó.

Sao lùn trắng có thể tồn tại một thời gian dài, toả sáng lờ mờ (Mặt trời của chúng ta sẽ sáng cỡ Mặt trăng vào ngày rằm khi biến thành sao lùn trắng) vì đốt rất ít nhiên liệu.

Do ánh sáng mù mờ, rất khó để phát hiện các lõi này từ xa. Thế nhưng các nhà khoa học có thể quan sát tương tác từ trường giữa lõi của ngôi sao và các hành tinh quay quanh nó. Do lõi của hành tinh có các nguyên tố kim loại, khi quay quanh lõi sao lùn trắng, nó tạo thành mạch điện kín và phát xạ ra sóng radio. Các nhà khoa học muốn bắt được các sóng này.

"Một lõi hành tinh quá gần sao lùn trắng sẽ bị phá hủy, một lõi quá xa sẽ không thể phát hiện được",Tiến sĩ Dimitri Veras, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, nếu từ trường quá mạnh sẽ đẩy lõi hành tinh va vào sao lùn trắng và phá hủy nó. Do đó, chỉ nên tìm kiếm các hành tinh xung quanh những sao lùn trắng có từ trường yếu hơn và khoảng cách ở giữa 3 lần khoảng cách sao Thủy và Mặt trời.


Cảnh tượng nổi tiếng nhất của một ngôi sao sắp chết thuộc về Tinh vân Chiếc Nhẫn, được phát hiện vào năm 1779. (Ảnh: Forbes).

Mô hình hóa cho thấy lõi hành tinh chết có thể sống tới 100 triệu năm, thậm chí lên tới cả tỷ năm.

Nhóm nghiên cứu sẽ "bắt sóng ma" bằng cách sử dụng các kính viễn vọng vô tuyến như Arecibo ở Puerto Rico, kính viễn vọng Green Bank ở Tây Virginia, Mỹ để tìm kiếm các lõi hành tinh quay quanh sao lùn trắng. Nghiên cứu này cho phép giới khoa học hiểu rõ hơn về cách một Hệ Mặt trời được tạo ra, chu kì sống và hồi kết của nó, cũng như của chính chúng ta.

Cập nhật: 19/09/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video