Sống sót sau khi bị sét đánh, siêu năng lực hay nhờ may mắn?

Có thể bạn chưa biết, một tia sét trung bình sở hữu năng lượng lên tới 300 triệu vôn và mỗi pha sét đánh có vận tốc phóng điện tận 36.000km/h. Thật khó để hình dung được làm thế nào mà một người có thể sống sót sau những đòn sét đánh với uy lực "kinh khủng khiếp" như thế?


Một tia sét trung bình sở hữu năng lượng lên tới 300 triệu vôn.

Ấy vậy mà trên thực tế có rất người vẫn sống sau khi bị sét đánh, thậm chí có người còn có thể tự đứng lên đi lại sau 2 cú sét đánh liên tiếp.


Mỗi pha sét đánh có vận tốc phóng điện tận 36.000km/h.

Người đàn ông bị sét đánh 2 lần liên tiếp nhưng vẫn có thể tự đứng lên đi lại.

Bằng cách nào mà nhiều người có thể bảo toàn tính mạng, thậm chí là không hề hấn gì sau những pha sét đánh chí mạng như vậy?

Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc con người có thể sống sót hay tử vong phụ thuộc nhiều vào cách mà họ bị sét đánh trúng như thế nào. Những trường hợp sét đánh được phân loại dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc này.

1. Sét đánh trực diện


Đây là trường hợp sét đánh nguy hiểm nhất.

Đây là trường hợp sét đánh nguy hiểm nhất bởi tia sét được phóng ra từ các đám mây tích điện sẽ giáng thẳng vào đầu nạn nhân. Những người bị sét đánh trực diện gần như hứng trọn toàn bộ năng lượng từ dòng điện hàng trăm triệu vôn.

Hãy thử tưởng tượng cơ thể chúng ta sẽ thế nào khi bị một dòng điện cỡ 300 triệu vôn chạy qua cơ thể. Dễ hiểu khi những nạn nhân bị sét đánh trực diện thường khó tránh khỏi cái chết.

2. Sét đánh tạt ngang


Những nạn nhân bị sét đánh ở trường hợp này sẽ có cơ hội sống cao hơn.

Sét đánh tạt ngang xảy ra khi nạn nhân đứng dưới các công trình cao tầng hoặc gốc cây cao lớn. Trường hợp này sét thường đánh vào những thứ trên cao, dòng điện sẽ truyền xuống dưới và bất ngờ tạt ngang vào những người đứng gần khu vực đó.

Những nạn nhân bị sét đánh ở trường hợp này sẽ có cơ hội sống cao hơn, bởi trước khi dòng điện phóng vào nạn nhân, năng lượng của tia sét đã bị giảm đi đang kể trong quá trình truyền điện qua các công trình cao tầng và cây cối.

Tuy vậy, trường hợp sét đánh này vẫn rất nguy hiểm đến tính mạng bởi dòng điện chạy qua cơ thể của chúng ta vẫn có năng lượng rất lớn.

3. Sét truyền qua mặt đất

Đây được xem là trường hợp bị sét đánh có cơ hội sống cao nhất.

Cũng tương tự như sét đánh tạt ngang, ở trường hợp này, sét sẽ đánh vào những chỗ cao. Nhưng thay vì bất ngờ tạt ngang vào nạn nhân, sét sẽ truyền thẳng xuống đất. Dòng điện sẽ truyền qua đất và "tấn công" nạn nhân từ dưới lên.

Trường hợp này nạn nhân thường ít khi bị nguy hiểm đến tính mạng bởi năng lượng của dòng điện sẽ giảm rất nhiều khi truyền qua cây cối, các công trình cao tầng… và qua đất. Bên cạnh đó, khi truyền vào cơ thể người, dòng điện sẽ đi từ "chân qua chân" nên tim của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nhẹ nhất so với những trường hợp bị sét đánh khác.

4. Sét đánh vào các vật truyền dẫn điện


Những trường hợp này dù chỉ bị tấn công gián tiếp nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.

Ở trường hợp này, nạn nhân có thể bị đe dọa tính mạng ngay cả khi ở khá xa khu vực sét đánh.

Tia sét sẽ đánh vào những vật hoặc môi trường dẫn điện tốt như dây điện, vật bằng kim loại hoặc môi trường nước. Dòng điện sau đó sẽ qua các vật truyền dẫn tấn công nạn nhân đang tiếp xúc với chúng.

Những nạn nhân bị sét đánh theo kiểu này dù chỉ là bị tấn công gián tiếp nhưng tỷ lệ tử vong lại khá cao, bởi môi trường truyền dẫn điện tốt khiến năng lượng tia sét không bị hao hụt nhiều.

5. Sét nhánh


Phần lớn chúng đều có hình giống như… rễ cây.

Trong số chúng ta ai chắc hẳn cũng từng ít nhất một lần nhìn thấy sét. Vì vậy hình ảnh tia sét không còn xa lạ gì nữa.

Mặc dù sét có rất nhiều hình dạng khác nhau nhưng phần lớn chúng đều có hình giống như… rễ cây, với một hoặc đôi khi là nhiều tia sét chính tập trung năng lượng và các tia nhỏ xung quanh.


Khi chẳng may bị sét nhánh tấn công thì cơ hội sống sót của bạn rất cao.

Trường hợp bị sét đánh này nạn nhân bị tấn công bởi các tia sét nhánh với cường độ dòng điện nhỏ nên cơ hội sống sót rất cao. Nạn nhân thường chỉ bị thương và thậm chí nhiều người còn không hề hấn gì khi bị sét nhánh tấn công.

Những tổn thương có thể xảy ra khi bị sét đánh

Có rất nhiều điều có thể xảy ra khi bạn bị sét đánh.

Đầu tiên, khi sét đi xuyên qua cơ thể, tóc và quần áo bắt lửa, cháy sém. Nếu bạn đang đeo các vật bằng kim loại như vòng cổ, vật này sẽ dẫn điện và gây bỏng da độ ba trở lên. Tia sét vào cơ thể và thoát ra qua bàn chân có thể đánh bay đôi giày của bạn. Theo Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ, riêng lực nổ của sét đã đủ để làm gãy xương hoặc chấn thương mô mềm.

Sét tạo ra âm thanh lớn làm vỡ màng nhĩ, gây mất thính giác. Các mạch máu bị vỡ do điện và nhiệt tạo thành sẹo gọi là hình Lichtenberg trên da. Những vết sẹo này phân nhánh khắp cơ thể người giống như nhánh của một cái cây theo đường di chuyển dòng điện qua người.


Tia sét đánh vào Nhà thờ Hồi giáo Fatih trên bầu trời Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, trong cơn giông bão ngày 7/5/2017.

Tia sét mang từ một đến 10 tỷ jun năng lượng, đủ để cung cấp năng lượng thắp sáng một bóng đèn 100 watt trong ít nhất ba tháng. Lượng điện này đi vào cơ thể sẽ làm gián đoạn hoạt động của tim, phổi và hệ thần kinh. Sự gián đoạn nhịp tim có nguy cơ dẫn đến ngừng tim - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nạn nhân bị sét đánh. Cú sốc cũng sẽ khiến nạn nhân co giật hoặc khó thở. Dòng điện đi vào đầu, khả năng sẽ "nấu chín" não, dẫn đến tổn thương não, nạn nhân hôn mê.

Sét đánh cũng có thể làm nạn nhân bị tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số người sống sót đã trải qua những thay đổi về tính cách, tâm trạng và mất trí nhớ.

Cập nhật: 08/08/2019 Theo Trí Thức Trẻ/VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video