Startup Ấn Độ thử nghiệm động cơ tên lửa đẩy in 3D

Startup Ấn Độ thử nghiệm đốt cháy động cơ tên lửa Agnilet - tên lửa in 3D liền mảnh đầu tiên trên thế giới, dự kiến sử dụng trong phương tiện phóng chở 100 kg hàng hóa.

Agnikul Cosmos, startup công nghệ không gian có trụ sở tại Chennai, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công động cơ tên lửa in 3D liền mảnh đầu tiên trên thế giới, Interesting Engineering hôm 10/11 đưa tin. Động cơ mang tên Agnilet, khai hỏa tại Cơ sở Thử nghiệm Thẳng đứng thuộc Trạm Phóng Tên lửa Xích đạo Thumba (TERLS) của Trung tâm Vũ trụ Vikram Sarabhai (VSSC), thành phố Thiruvananthapuram. Cuộc thử nghiệm được Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) và cơ quan IN-SPACe hỗ trợ.


Động cơ tên lửa Agnilet thử nghiệm khai hỏa. (Ảnh: Agnikul Cosmos)

Srinath Ravichandran, Moin SPM và giáo sư S.R. Chakravarthy thành lập Agnikul Cosmos năm 2017 với mục tiêu khiến việc tiếp cận không gian trở nên rẻ hơn. Thử nghiệm mới nhằm xác minh rằng động cơ tên lửa có thể được chế tạo như một phần cứng liền mảnh.

Agnilet được thiết kế và sản xuất hoàn toàn tại Ấn Độ. Động cơ tên lửa này lần đầu thử nghiệm khai hỏa thành công tại Viện Công nghệ Ấn Độ Madras vào năm 2021. Thử nghiệm mới nhất giúp kiểm chứng phương pháp thiết kế và sản xuất của Agnikul Cosmos (phương pháp này đã nhận bằng sáng chế). Theo Agnikul Cosmos, đây là cột mốc quan trọng với ngành in 3D tại Ấn Độ.

"Điểm mới ở đây là toàn bộ động cơ tên lửa được in 3D từ trên xuống dưới. Những gì máy in 3D tạo ra có thể sử dụng trực tiếp trong tên lửa. Việc lắp ráp hay, chế tạo không phức tạp, thời gian quay vòng chỉ chưa đầy 4 ngày", theo Ravichandran.

Agnikul Cosmos gần đây cũng mở cửa Nhà máy Tên lửa 1, cơ sở tên lửa đầu tiên của Ấn Độ dành riêng cho việc in 3D các động cơ như Agnilet ở quy mô lớn, tại Công viên Nghiên cứu IIT Madras. Hợp đồng ký kết theo chương trình của IN-SPACe cũng cho phép Agnikul Cosmos tiếp cận dữ liệu và cơ sở vật chất của ISRO để thử nghiệm các hệ thống của mình.

Trước đó, Ravichandran tiết lộ rằng Agnilet sẽ được sử dụng trong tầng thứ hai của phương tiện phóng Agniban. Agniban có khả năng mang hàng hóa nặng tới 100kg lên quỹ đạo Trái đất thấp, ở độ cao khoảng 700km.

Cập nhật: 14/11/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video