Sử dụng cùng lúc vợt đập muỗi và thuốc diệt côn trùng có thể gây cháy nổ

Có một thực tế là không ít gia đình hiện đang áp dụng một công thức chung để diệt muỗi: vợt điện kết hợp thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, nếu sử dụng đồng thời 2 công cụ này, nguy cơ cháy nổ sẽ là rất cao!

Gần đây, các sĩ quan và lính cứu hỏa thuộc Hải đội Jianghai ở Thượng Hải, Trung Quốc đã thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra sự an toàn khi diệt muỗi bằng vợt điện và thuốc xịt côn trùng cùng một lúc. Kết quả cho thấy rằng, khi phun thuốc diệt côn trùng vào vợt đập muỗi đã bật sẵn điện, thì đột nhiên có lửa phát ra.


Khi phun thuốc diệt côn trùng vào vợt đập muỗi đã bật sẵn điện, thì đột nhiên có lửa phát ra.

Lý giải cho hiện tượng trên, một nhà nghiên cứu tại Viện hàn lâm khoa học Hà Nam tên là Yue Tianyou đã cho biết : “Bất kỳ loại thuốc diệt côn trùng nào, cũng đều có chứa chất pyrethrins. Đây là loại chất có khả năng gây cháy, nổ cao khi tiếp xúc với ngọn lửa”. Và ông cũng giải thích thêm rằng, sau khi khởi động nguồn điện ở vợt muỗi, phần lưới kim loại sẽ ngay lập tức tạo ra một luồng điện áp lên đến 3000V. Trong trạng thái điện áp cao như vậy, một cường độ nhất định của tia lửa điện sẽ được tạo ra. Và khi sử dụng đồng thời cả 2 cách thức diệt muỗi trên, vợt điện sẽ là một ngòi châm lửa hiệu quả, khiến chất pyrethrins trong thuốc diệt côn trùng “phát huy” hết công năng, và tạo ra ngọn lửa.

Khuyến cáo thêm về phản ứng hết sức nguy hiểm này, Zhangwan Min – một nhân viên cứu hỏa cấp cao ở tỉnh Hà Nam chia sẻ: "Không chỉ thuốc diệt côn trùng, mà các chất tẩy rửa cũng có chứa những thành phần hóa học “nhạy cảm” với ngọn lửa". Người đàn ông này cũng đặc biệt nhắc nhở rằng, một vài loại sản phẩm vợt muỗi điện kém chất lượng, vẫn có thể chứa điện ngay cả khi công tắc nguồn bị tắt. Vì vậy, mọi người nên kiểm tra cẩn thận công cụ diệt muỗi này khi không sử dụng, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Bất kỳ loại thuốc diệt côn trùng nào cũng có chứa loại chất dễ gây cháy.

Một số lời khuyên của chuyên gia để diệt muỗi đúng cách:

  • Trong khi vợt muỗi điện đang bật nguồn, không được chạm tay vào bề mặt hoặc thanh kim loại dẫn điện để tránh bị điện giật. Do lưu lượng tức thời của nó lên đến 3000V, mà điện áp an toàn của cơ thể con người là dưới 36V.
  • Không nên chạm tay vào lưới hoặc một thanh kim loại dẫn điện ở trạng thái đã tắt nguồn điện, vì có thể sẽ còn điện tích tụ giữa hai mắt lưới kim loại.
  • Không được sử dụng vợt đập muỗi ở những khu vực có những chất khí, chất lỏng dễ gây cháy (thuốc diệt côn trùng, chất tẩy rửa,…).
  • Nếu trên bề mặt của lưới điện vẫn còn xác muỗi chết, thì tốt nhất là lắc mạnh để chúng rơi ra hoặc đánh sạch bằng bàn chải. Không rửa bằng nước để ngăn ngừa đoản mạch.
  • Khi sạc vợt đập muỗi điện, bề mặt lưới sẽ có thể xuất hiện một luồng điện áp cao nên tuyệt đối không được tiếp xúc.
  • Thời gian sạc không được vượt quá 15 giờ.
  • Khi lưới điện của vợt đập muỗi bị hư hỏng hoặc biến dạng, không nên tiếp tục sử dụng nó.
  • Vợt đập muỗi điện ẩn chứa những nguy hiểm mà ta không thể lường trước, do đó, tốt nhất nên để xa tầm tay trẻ nhỏ.
  • Ở những nơi thường xuyên tồn tại lửa như nhà bếp, không được sử dụng các chất dễ cháy như thuốc diệt côn trùng, nước vệ sinh và chất tẩy rửa.
Cập nhật: 12/07/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video