Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuộc chiến chống ung thư do amiang

Thí nghiệm nghiên cứu gen quốc tế do Đại học Leicester chủ trì đã ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) vào nghiên cứu một dạng ung thư mạnh, kết quả nghiên cứu này có thể cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

Ung thư trung biểu mô được xác định là do hít phải các hạt amiang, nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở niêm mạc phổi hoặc bụng. Hiện tại, có rất ít khả năng sống sót khi nhiễm amiang, chỉ có 7% số người sống sót trên 5 năm sau khi chẩn đoán bị nhiễm amiang, thông thường thời gian sống sót trung bình chỉ khoảng từ 12 đến 18 tháng.


Hiện tại, có rất ít khả năng sống sót khi nhiễm amiang.

Một nghiên cứu mới do Chương trình nghiên cứu ung thư trung biểu mô do đại học Leicester thực hiện hiện đã tiết lộ, sử dụng phân tích AI để nghiên cứu trình tự DNA của các khối u trung biểu mô qua đó phát hiện rằng các tế bào ung thư này phát triển theo hướng tương tự hoặc lặp lại giữa các tế bào. Dựa trên cách thức này có thể dự đoán mức độ tích cực và liệu pháp điều trị phù hợp với căn bệnh ung thư không thể chữa khỏi này.

Giáo sư Dean Fennell, Chủ tịch Khoa Ung thư Y tế Lồng ngực tại Đại học Leicester đồng thời là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Ung thư Trung biểu mô Leicester cho biết: Từ lâu, người ta đã phát hiện rằng amiang là nguyên nhân gây ra ung thư trung biểu mô, tuy nhiên điều này xảy ra như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Việc sử dụng AI để xem xét các 'dữ liệu lớn' về bộ gen, công trình này sẽ cho chúng ta thấy được các khối u trung biểu mô đột biến có trật tự trong quá trình phát triển. Nhờ vậy mà có thể dự đoán được bệnh nhân có thể sống sót trong bao lâu để đề ra các điều trị thích hợp nhất - điều mà Leicester hướng tới thông qua các sáng kiến ​​thử nghiệm lâm sàng.


Amiang là nguyên nhân gây ra ung thư trung biểu mô.

Mặc dù việc sử dụng amiang hiện đã bị cấm cũng như hàng loạt các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng chất này - mỗi năm có khoảng 25 người được chẩn đoán mắc bệnh u trung biểu mô ở Leicestershire và 190 người được chẩn đoán ở East Midlands. Các trường hợp ung thư trung biểu mô ở Anh đã tăng 61% kể từ đầu những năm 1990. Cho đến gần đây, hóa trị là sự lựa chọn được cấp phép duy nhất để diều trị cho bệnh nhân ung thư trung biểu mô. Tuy nhiên, việc điều trị trở nên hạn chế khi bệnh nhân ngưng đáp ứng thuốc.

Giáo sư Fennell phối hợp với Đại học Southampton gần đây đã tạo ra một bước đột phá lớn trong việc điều trị căn bệnh này khi chứng minh rằng việc sử dụng một loại thuốc điều trị miễn dịch có tên là nivolumab giúp tăng khả năng sống sót và ổn định bệnh cho bệnh nhân. Đây là thử nghiệm đầu tiên chứng minh khả năng sống sót được cải thiện ở những bệnh nhân bị ung thư trung biểu mô tái phát.

Cập nhật: 04/04/2021 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video