Sự nguy hiểm của căn bệnh nhược thị mà không phải ai cũng biết

Bệnh nhược thị là gì?

Căn bệnh khiến cho một bên mắt của Vân Hugo hỏng hoàn toàn hóa ra lại cực kỳ phổ biến.

Vân Hugo cho biết, mình đã mắc phải 2 chứng bệnh, một khiến giọng nói dần mất đi, và bệnh còn lại khiến một bên mắt của cô "hỏng hoàn toàn rồi".

Trong đó, chứng bệnh tác động đến mắt của cô có cái tên khá lạ tai: "nhược thị". Nhiều người khi được hỏi thậm chí còn chưa nghe đến cái tên này bao giờ. Vậy rốt cục, căn bệnh này là gì?

Nhược thị là một chứng bệnh phổ biến và không kém phần nguy hiểm

Hiểu đơn giản, chúng ta nhìn được là do mắt tiếp nhận thông tin dựa vào nhãn cầu, phối hợp cùng não để xử lý các thông tin đó và cho ra hình ảnh. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, mắt và não của bạn phối hợp không tốt, khiến cho hình ảnh một mắt trở nên mờ hẳn đi. Đó chính là nhược thị (amblyopia).


Chỉ có một bên mắt được ưu tiên.

Ngay cả việc đeo kính cũng không giúp người bệnh nhìn rõ hơn, vì não bộ lúc này đang ưu tiên cho bên mắt còn lại. Tức là, bạn có đeo kính vào thì thị lực của bạn vẫn không thể đạt 10/10 như người bình thường. Vì vậy, căn bệnh này còn được gọi là chứng "mắt lười" - lazy eye.

Nhưng tại sao lại nói chứng bệnh này nguy hiểm? Đầu tiên là vì nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ người lớn đến trẻ em. Theo thống kê từ WHO, nhược thị là tật về mắt phổ biến nhất ở trẻ em, với tỉ lệ 2 - 3 trẻ mắc trên 100.

Quan trọng hơn, nếu không được chữa ngay từ bé (trong độ tuổi từ 7 - 10), nhược thị sẽ tồn tại vĩnh viễn do thói quen của não bộ, khiến cho một bên mắt không còn cơ hội phục hồi. Ít nhất thì cho đến thời điểm hiện tại là như vậy, vì y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị nhược thị cho người trưởng thành.

Nguyên nhân và giải pháp cho nhược thị

Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng nhược thị, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do mắt bị lệch, hay còn gọi là bị lác. Khi mắt không thể cùng nhìn về một hướng, não bộ lúc này sẽ thích nghi bằng cách "tắt" hoàn toàn hình ảnh một bên, tránh để bạn nhìn thấy 2 hình ảnh cùng lúc.

Người bệnh sẽ chỉ sử dụng con mắt tốt hơn. Và nếu hiện tượng này xảy ra, dù chỉ trong vài tuần thôi, mắt sẽ hình thành thói quen và gây ra nhược thị.


Chứng mắt lác là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhược thị.

Một trong những nguyên nhân không kém phần phổ biến là tật khúc xạ - cận thị, viễn thị, loạn thị - nhưng lệch về một bên. Như vừa nêu, việc một mắt nhìn tốt hơn sẽ có tác động đến não bộ, khiến não ưu tiên hình ảnh từ mắt tốt, và lâu dần hình thành chứng nhược thị.

Tuy nhiên, nhược thị do tật khúc xạ có thể được giảm thiểu nếu như bệnh nhân đeo kính từ sớm. Khi không đeo kính, não sẽ hình thành phản xạ ưu tiên cho mắt tốt.

Nhưng nếu đeo kính vào, hai mắt lúc này có thị lực tương đương nhau, nhược thị sẽ không xảy ra. Ngoài ra, có thể dùng miếng che mắt, che đi mắt tốt hơn để kích thích thị lực từ mắt còn lại.


Có thể dùng miếng che mắt, che đi mắt tốt hơn để kích thích thị lực từ mắt còn lại.

Cuối cùng, mắt có thể bị nhược thị mắt bị tổn thương, không nhìn rõ. Tất cả các chứng bệnh có khả năng ngăn cho mắt không thể tiếp nhận thông tin hình ảnh một cách rõ ràng đều dễ gây nhược thị ở trẻ em.

Ví dụ như chứng đục thuỷ tinh thể - nếu để lâu thì trẻ dù có được phẫu thuật cũng vẫn gây ra nhược thị, khiến thị lực sụt giảm.


Với chứng đục thuỷ tinh thể - nếu để lâu thì trẻ dù có được phẫu thuật cũng vẫn gây ra nhược thị.

Nhìn chung thì dù vì lý do gì, nhược thị vẫn cần được khám và chữa trị sớm khi còn bé. Đối với nhược thị do lác, thời gian tối ưu để trị bệnh là 6 - 9 tuổi, nếu do tật khúc xạ là 12 tuổi.

Các tổn thương về mắt lúc bé cũng cần điều trị sớm, tránh để hình thành nhược thị, rất khó chữa.

Cập nhật: 15/01/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video