Vi khuẩn Clostridium botulinum: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Vi khuẩn Clostridium botulinum là gì?

C. botulinum có khả năng sinh độc tố botulism cực độc trong điều kiện nhiệt độ 30-37oC. Botulism là loại độc tố thần kinh, có thể gây tê liệt các bó cơ thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong đối với con người và nhiều động vật.

Có nhiều nguyên nhân nhiễm Clostridium botulinum nhưng thường gặp nhất là ngộ độc thực phẩm.

Clostridium botulinum (C. botulinum) được E.van Ermengem mô tả lần đầu tiên năm 1897 trong một vụ ngộ độc thực phẩm tại Ellezelles, Bỉ. C. botulinum là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, sinh bào tử và có khả năng di động. Khi tiến hành nhuộm Gram, vi khuẩn bắt màu Gram dương, có dạng thẳng hoặc hơi cong, kích thước chiều rộng 0,5-2 µm, chiều dài 1,6-22 µm. Khi gặp điều kiện sống bất lợi bào tử của vi khuẩn C. botulinum chuyển sang dạng ‘nghỉ’ và có thể tồn tại ở dạng này trong thời gian khoảng 30 năm hoặc hơn. Khi gặp được điều kiện thuận lợi chúng lại phát triển bình thường và có khả năng sinh nhiều loại độc tố nhưng quan trọng nhất là độc tố thần kinh (neurotoxin).


C. botulinum phân bố khắp nơi trong đất.

Có 7 loại độc tố thần kinh và được kí hiệu từ A đến G, trong đó các độc tố loại A, B, E, F gây bệnh ở người còn những độc tố loại C, D chỉ gây bệnh trên động vật. Độc tố loại G tuy phát hiện từ năm 1970 nhưng chưa xác định chắc chắn có gây bệnh cho người hay động vật không. Trong các loại độc tố thì độc tố A được coi là độc nhất. Nó độc gấp 7 lần so với độc tố gây uốn ván, gây chết người với một lượng rất nhỏ.

C. botulinum phân bố khắp nơi trong đất. Đặc biệt những nơi như đất vườn, nghĩa trang, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong các loại rau quả, kể cả mật ong cũng có thể chứa loại khuẩn này. Chúng cũng có trong ruột của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi khi có cả trong ruột người. Do vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt chúng có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm như thực phẩm đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng, sữa bột, phomat...

Hiện nay, phương pháp chuẩn để phát hiện độc tố của vi khuẩn C. botulinum là thử nghiệm trung hòa độc tố trên chuột. Tuy nhiên phương pháp này mất nhiều thời gian, giá thành cao và đặc biệt liên quan tới vấn đề y đức về sử dụng động vật thí nghiệm. Vì vậy hiện nay, nhiều nước đã sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện vi khuẩn C. botulinum và các gene độc lực của chúng.

Nhiễm Clostridium botulinum là gì?

Clostridium botulinum là một loại vi khuẩn có thể khiến con người bị liệt thần kinh dẫn tới tử vong. Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm Clostridium botulinum. Có nhiều nguyên nhân nhiễm Clostridium botulinum nhưng thường gặp nhất là ngộ độc thực phẩm.

Vi khuẩn tồn tại trong đất, nước, phân động vật, ruột cá, ruột động vật có vú… từ đó vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống và sinh độc tố gây ngộ độc.

Triệu chứng thường gặp

Độc tố Clostridium botulinum là độc tố thần kinh, do đó đặc trưng của nó là gây liệt thần kinh cơ. Triệu chứng của nhiễm Clostridium botulinum đường tiêu hóa bắt đầu trong vòng 6 - 36 giờ, nhưng cũng có thể sau 6 - 8 ngày, thời gian ủ bệnh rút ngắn hoặc kéo dài tùy theo lượng độc tố đưa vào. Triệu chứng bao gồm:

  • Nhìn mờ, nhìn đôi;
  • Nói khó, nuốt khó;
  • Khô miệng;
  • Buồn nôn;
  • Yếu cơ xuống dần ở cả cơ thể;
  • Trường hợp nặng có thể gây liệt cơ hô hấp và gây tử vong;
  • Ở nhũ nhi, độc tố có thể gặp là ngủ gà, táo bón, khó bú, khó nuốt, khóc yếu.

Nhiễm độc qua đường vết thương sẽ có những triệu chứng giống như nhiễm độc qua thức ăn nhưng thời gian ủ bệnh trong khoảng thời gian 7 - 14 ngày, lâu hơn vì cần đủ khoảng thời gian cho vi khuẩn tăng sinh và tiết ra đủ lượng độc tố.

Tác động của nhiễm Clostridium botulinum đối với sức khỏe

Ngoài việc gây tử vong nhiễm Clostridium còn để lại các di chứng sau:

  • Gây liệt cơ.
  • Gây liệt hệ hô hấp.
  • Gây liệt hệ thần kinh hoặc phá hủy hệ thần kinh trung ương.

Nguyên nhân gây bệnh

Clostridium botulinum là trực khuẩn gram dương, kỵ khí tuyệt đối tức là phát triển trong môi trường không có oxy. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao và các yếu tố môi trường bất lợi, vi khuẩn chuyển thành các bào tử rất bền vững. Vi khuẩn phát triển thuận lợi ở 3 - 43°C.

Ở môi trường thích hợp, không có oxy, ẩm ướt và pH acid yếu (pH> 4,6), bào tử biến đổi lại thành vi khuẩn và phát triển, tiết ra độc tố botulinum. Có 7 chủng C.botulinum, vi khuẩn gây bệnh ở người thường là Clostridium botulinum tuýp A, B, E và F.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ độc tố của vi khuẩn. Nhiễm Clostridium botulinum có thể từ nhiều nguồn:

  • Nhiễm khuẩn từ thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
  • Nhiễm độc tố C.botulinum ở nhũ nhi.
  • Nhiễm từ vết thương.
  • Nhiễm từ đường ruột.
  • Nhiễm độc tố qua đường hô hấp.

Nguy cơ mắc phải

Ai cũng có khả năng nhiễm Clostridium botulinum. Các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm Clostridium botulinum:

  • Ăn phải thực phẩm có nhiễm độc tố C.botulinum, thường là ở rau củ, nước sốt, thịt, hải sản đóng gói thủ công, không được bảo quản đúng cách.
  • Trẻ ăn phải bào tử C.botulinum, sau đó bào tử nảy nở và sinh độc tố trong ruột. Mật ong chính là nguồn chứa bào tử C.botulinum thường gặp. Vì vậy, trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong tươi.
  • Trẻ hay dùng tay đưa vào miệng. Vì tay của trẻ là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với đất.
  • Trên người có vết thương hở, không được tiệt trùng.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm Clostridium botulinum

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa trên khám lâm sàng, xem xét các triệu chứng, hỏi về các loại thực phẩm mà người bệnh đã sử dụng trước khi xảy ra triệu chứng. Do triệu chứng của nhiễm C.botulinum gần giống với một số bệnh khác nên để có chẩn đoán chính xác thì người bệnh sẽ được thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm như:

  • Thử máu.
  • Xác định độc tố, bào tử, vi khuẩn trong phân, dịch ói, dịch dạ dày của người bệnh.
  • Xét nghiệm tìm sự tồn tại của vi khuẩn trong mẫu thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc độc tố.
  • Loại trừ các nguyên nhân gây liệt khác.
  • Khi phát hiện bệnh do nhiễm C.botulinum gây ra, người bệnh sẽ được rửa dạ dày, ruột ngay lập tức để loại bỏ độc tố, sau đó bệnh nhân sẽ được sử dụng kháng sinh để loại trừ vi khuẩn.
  • Bệnh nhân cần phối hợp theo dõi diễn biến các triệu chứng để kịp thời thông báo cho bác sĩ khi có những biểu hiện lạ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với ngộ độc Clostridium botulinum:

  • Phần lớn các trường hợp liên quan đến thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là rau. Vì vậy, hãy cẩn thận trong việc chế biến và bảo quản thực phẩm.
  • Đun sôi thức ăn ít nhất 10 phút, vì độc tố bị phá hủy ở nhiệt độ cao.
  • Hãy cẩn thận khi cho trẻ ăn mật ong. Nhiều trường hợp ngộ độc đã xảy ra do trẻ em ăn mật ong bị ô nhiễm.
  • Giữ vết thương sạch sẽ, chăm sóc vết thương thích hợp và không sử dụng thuốc gây nghiện để giúp giảm nguy cơ ngộ độc liên quan đến vết thương.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

C.botulinum không truyền từ người này sang người khác nên biện pháp phòng ngừa chỉ được đặt ra đối với các đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như trẻ nhỏ, người làm việc trong các phòng thí nghiệm. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình tránh nhiễm Clostridium botulinum cần lưu ý:

  • Tuyên truyền giáo dục, nâng cao các biện pháp an toàn thực phẩm trong chế biến sản xuất
  • Không sử dụng thức ăn đóng hộp đã hết hạn sử dụng, có hiện tượng bị phồng, bao bì không còn nguyên vẹn.
  • Cẩn trọng trong khâu chế biến và bảo quản thực phẩm.
  • Nên rã đông thực phẩm trước khi nấu.
  • Ăn chín uống sôi.

Tại sao khủng long thống trị Trái đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người?

Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế?

Tủ lạnh cổ đại gần 2500 tuổi, công nghệ hiện đại không thể “nhái” được

Cập nhật: 31/08/2020 Theo case/nhathuoclongchau
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video