Sự phát triển của lĩnh vực y sinh học

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas, Austin, Hoa Kỳ, tiến hành nghiên những ý tưởng, công nghệ, chính sách nhằm làm cho thế giới trở nên giàu đẹp hơn. Trong phần thứ ba của loạt câu hỏi về chủ đề "Big question", Giáo sư Christine E. Schmidt trả lời câu hỏi: "Bạn có thể làm được điều gì cho thế giới ngày càng giàu đẹp hơn?"

>>> Sự phát triển của vật liệu

Tôi tin rằng chúng ta sẽ khó mà tưởng tượng ra những tiến bộ trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y sinh học và sức khỏe trong vòng 10 đến 25 năm tiếp theo. Y - Sinh học là một trong các ngành công nghiệp có công nghệ phát triển nhanh nhất và kỹ thuật y sinh học được mô tả là một trong những "nghề nghiệp phát triển nhanh nhất."

Theo dự đoán của tôi, một phần của sự phát triển này sẽ là các ứng dụng lâm sàng của y học tái tạo, trong đó vật liệu sinh học và phương pháp điều trị dựa trên tế bào được dùng khi sửa chữa mô lâm sàng và nhằm điều trị bệnh. Chúng tôi cũng sẽ tăng cường các ứng dụng lâm sàng của tế bào gốc trưởng thành, ví dụ tế bào gốc trung mô có thể được lấy từ máu, tủy xương... của chính bệnh nhân hoặc từ những người hiến tặng.

Bằng việc ứng dụng tế bào và vật liệu sinh học theo phương pháp tiếp cận y sinh học có tổ chức, tôi nhận thấy: Một sự phát triển song song với tiến bộ công nghệ ít tốn kém và điều này sẽ có tác động rộng lớn hơn trên toàn cầu. Nói cách khác, các nhà khoa học và kỹ sư đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ tiên tiến nhất: Tế bào gốc, hạt nano, và vật liệu "thông minh", một thời kỳ phục hưng của các phương pháp đơn giản và công nghệ đạt yêu cầu ngày càng được thu nhỏ gọn hơn cải thiện phương pháp điều trị lâm sàng.

Tôi cũng tin rằng công nghệ mới sẽ mang kiến thức y học và sự chăm sóc sức khoẻ đến tận nhà của từng bệnh nhân. Sự hợp tác của công nghệ truyền thông với công nghệ chăm sóc sức khoẻ cho phép các chuyên gia y tế thảo luận ý kiến với các nhân viên chăm sóc y tế trên phạm vi toàn cầu, đồng thời tư vấn y tế và điều trị tại gia giá rẻ đến tận những nơi xa xôi hẻo lánh trên thế giới. Hiện đã có một ứng dụng theo hướng này: Kỹ thuật chẩn đoán bệnh thông qua qua chuyển giao hình ảnh sử dụng điện thoại thông minh chuẩn và điều khiển từ xa, máy tính - hỗ trợ ca phẫu thuật,...

Tổ chức cho nhóm học sinh lứa tuổi mẫu giáo tham gia vào các khám phá khoa học ở phòng thí nghiệm Schmidt, đây là một phần của chương trình giúp các em tiếp cận với nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng,  tôi thấy để lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh được tiếp cận tốt hơn cần sự kết hợp của: Kỹ thuật y sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật môi trường, và kỹ thuật phục hồi chức năng; các lĩnh vực này hiện không chồng chéo lên nhau ở bất kỳ mức độ nào. Sự kết hợp này sẽ cải thiện kết quả điều trị bệnh nhân cũng như giảm được chi phí điều trị.

Để duy trì và tìm kiếm những tiến bộ của khoa học công nghệ, vấn đề cấp bách là hệ thống giáo dục cần tiếp tục đào tạo sinh viên có kiến thức sâu rộng. Chúng ta nên nhìn nhận rằng, cho sinh viên tiếp cận với khoa học và kỹ thuật y sinh là nhu cầu ngày càng gia tăng, cả trong bậc đào tạo cử nhân và trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, giáo dục sinh viên trẻ tiếp cận các ngành khoa học là điều cần thiết. Hợp thức hóa chương trình giảng dạy khoa học trong trường mẫu giáo là điều nằm trong tầm tay, và học sinh ở lứa tuổi này rất ham tìm hiểu. Đây là việc làm cần thiết nhằm thu hút những tài năng trong tương lai, khơi gợi cho học sinh xuất sắc tiếp tục theo đuổi chương trình đào tạo chính quy trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ.

Hồ Duy Bình (Dịch từ Utexas.edu)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video