Sự sống hồi sinh lạ kỳ ở hố thiên thạch diệt khủng long

Cách đây 66 triệu năm, một thiên thạch lớn lao xuống Trái đất và quét sạch 75% sự sống trên hành tinh, chấm dứt luôn thời kỳ thống trị của loài khủng long... Nhưng diễn biến sau đó vẫn rất thú vị.

Và mặc dù thiên thạch khổng lồ đó đã gây ra một đợt tuyệt chủng lớn, nhưng sự sống dưới đáy biển nơi nó va chạm đã phục hồi chỉ trong chưa đầy 10 năm.

Thậm chí từ đó hình thành nên một hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ trong 30.000 năm tiếp theo. Tốc độ hồi phục này nhanh hơn bất cứ hố thiên thạch nào khác trên hành tinh chúng ta.


Sự sống nhanh chóng hồi phục tại nơi tảng thiên thạch tiêu diệt phần lớn sự sống trên Trái đất cách đây 66 triệu năm - (Ảnh: PHYS.ORG).

Đó là phát hiện mới nhất của một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Texas (Mỹ) đăng trên tạp chí Nature. Các nhà khoa học hết sức ngạc nhiên do lâu nay người ta tưởng càng gần hố thiên thạch, sự sống càng hồi phục chậm do ô nhiễm.

Lý thuyết đó có vẻ đã lạc hậu. Bằng chứng mới gợi ý rằng tốc độ hồi phục sự sống trên Trái đất phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố bản địa - một phát hiện có thể mang ý nghĩa đối với nhiều hệ môi trường đang bị ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu ngày nay.

"Chúng tôi phát hiện dấu vết sự sống trong hố thiên thạch có niên đại chỉ vài năm sau vụ va chạm. Đây là tốc độ rất nhanh. Nó cho thấy tính khó dự báo của sự hồi phục nói chung" - nhà vật lý địa cầu Chris Lowery thuộc ĐH Texas nhận xét.

Các mẫu hóa thạch tí hon của một số loài tôm, trùng... là bằng chứng vững chắc nhất cho thấy sinh vật sinh sôi phát triển trong hố thiên thạch, và là chỉ dấu chung cho môi trường sống khi đó.

30.000 năm sau vụ va chạm tiêu diệt loài khủng long, một hệ sinh thái đã phát triển rực rỡ ở khu vực hố thiên thạch. Sự hiện diện phong phú của sinh vật phù du đã hỗ trợ cho một cộng đồng sinh vật đa dạng ở tầng nước mặt và đáy biển.

Một cách tương phản, ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm Bắc Đại Tây Dương và một số nơi thuộc Vịnh Mexico, thiên nhiên phải mất đến 300.000 năm để hồi phục được như vậy. Các yếu tố ảnh hưởng có thể bao gồm dòng nước, tương tác giữa các sinh vật, tiềm năng của hốc sinh thái...

Có thể rút ra điều gì từ phát hiện trên? Rằng sự hồi phục sau một thảm họa toàn cầu có thể mang tính cục bộ.

Cập nhật: 01/06/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video