Sự thật đáng kinh ngạc về các sinh vật dưới biển sâu

Nếu đã từng đến thăm một thủy cung hoặc xem một chương trình của David Attenborough, bạn sẽ biết rằng đại dương chứa đầy những sinh vật kỳ lạ và thần bí dường như đến từ một hành tinh khác.

Những cư dân đại dương vô cùng hấp dẫn, một số loài sống trong bong bóng chất nhầy, một số khác sử dụng việc đi tiểu như một hình thức giao tiếp, hay có những loài luôn mở một mắt khi ngủ… Hãy cùng khám phá những sự thật kinh ngạc về những sinh vật sống dưới đáy đại dương.


Cá ếch
có thể đi lại trên vây của chúng. Vây ngực của loài cá này rất độc đáo và có thể được sử dụng để chạy nước kiệu dưới đáy đại dương.


Cá vẹt
ngủ trong một cái kén bảo vệ làm bằng chất nhầy của chính mình để che giấu mùi hương khỏi những kẻ săn mồi.


Cá voi Beluga
là một trong những sinh vật tốt bụng nhất ở biển, chúng đã được biết đến bằng việc nhiều lần giải cứu người chết đuối bằng cách đẩy họ lên mặt nước, giống như cá heo. Các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát thấy chúng có ngôn ngữ riêng và được đặt biệt danh là "những con chim hoàng yến của biển cả". 


Nếu một con cá mập bị mất một chiếc răng, nó sẽ luôn mọc lại, ở bất kỳ độ tuổi nào. Điều này là do răng cá mập là một loại vảy, và về mặt khoa học nó hoàn toàn không phải là một chiếc răng.


Cơ thể một con cá voi xanh có thể nặng tới 173 tấn, riêng lưỡi của chúng có thể nặng tới 8 tấn, nặng hơn một con voi.


Cua
có những chiếc râu trông như lông ở chân chứa các chồi vị giác, những thứ này giúp chúng tìm kiếm những món ăn ngon và chọn lọc thức ăn để đưa vào miệng.


Tôm hùm
giống như thằn lằn biển vì chúng có thể mọc lại móng vuốt hoặc mắt bị mất khi chiến đấu với kẻ thù. Tuy nhiên, phần phụ mới có thể phát triển nhỏ hơn.


Hệ thống tiêu hóa của hải sâm làm sạch đại dương bởi chúng ăn bất cứ thứ gì bị mắc kẹt dưới đáy đại dương, và sau đó chúng xổ ra cát sạch.


Cá Hermaphrodite
là loài lưỡng tính, sinh ra với khả năng thay đổi giới tính của mình, nếu cần thiết, một con cá cái sẽ trở thành cá đực để cải thiện cơ hội sinh sản của chúng.


Cá thiên thần
"chung thủy" đến mức ngay cả khi một con chết, đối tác sống sót sẽ không giao phối với bất kỳ ai khác trong suốt phần đời còn lại của mình.


Cá croaker
được đặt tên một cách khéo léo vì nó có thể tạo ra tiếng kêu kỳ lạ, âm thanh này được tạo ra bởi các túi khí rung động bên trong cơ thể chúng.


Nhiều loài cá xương có nhiều hơn một bộ lỗ mũi. Lỗ mũi của chúng không phải để thở mà chỉ để ngửi, cho phép chúng phát hiện những kẻ săn mồi dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng có càng nhiều lỗ mũi càng tốt.


Mặc dù lợn biển có bề ngoài tương tự như cá heo và cá voi, nhưng chúng thực sự có quan hệ họ hàng gần với voi hơn.


Cá heo trắng
là một trong những loài sinh vật tốt bụng nhất dưới biển. Chúng được cho là đã cứu những người bị chết đuối bằng cách đẩy họ lên mặt biển. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát loài sinh vật này và thấy rằng chúng có ngôn ngữ riêng nghe như những tiếng kêu the thé hoặc chiêm chiếp. Chúng thậm chí còn được đặt biệt danh là "hoàng yến của biển cả".


Sứa
là một vài trong số những loài sinh vật cổ xưa nhất vẫn còn trên Trái Đất cho tới ngày nay. Nó tồn tại trước cả khủng long và đã trải qua 5 cuộc đại tuyệt chủng trên Trái Đất.


Những chú cá đá thực sự đáng sợ như vẻ ngoài của chúng. Chúng có chứa độc tố cao và nọc độc của chúng có thể giết người. Đây cũng là nọc độc đau đớn nhất nếu trải qua.


Cá nắp hòm
không có khung xương giống như những loài cá khác. Nó gần như được tạo nên từ một khung xương hình hộp có miệng, mắt và vây gắn bên ngoài.


Cá mèo
gây chú ý bởi một chiếc miệng siêu lớn. Nếu như con người có khoảng 9.000 nụ vị giác thì nó có tới 27.000 nụ vị giác.

Cập nhật: 15/10/2021 Theo Đại đoàn kết/VOV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video