Sứa có con mắt của người

Một cặp mắt đặc biệt, tương tự như của người, đã giúp những con sứa hộp có nọc độc tránh đâm vào chướng ngại vật khi bơi qua đáy biển.

Khác với sứa thường - vốn chỉ trôi giạt theo các dòng thuỷ triều, sứa hộp là những tay bơi chủ động có thể quay ngoắt 180 độ và phóng nọc độc một cách khéo léo giữa các vật thể. Các nhà khoa học cho rằng chúng lanh lợi như vậy là nhờ một cặp trong số 24 con mắt đã phát hiện ra những vật cản nằm trên đường.

"Về mặt hành vi, chúng rất khác so với những con sứa thường", trưởng nhóm nghiên cứu Anders Garm từ Đại học Lund ở Thuỵ Điển cho biết.

Mắt của sứa hộp nằm trên những cấu trúc giống như cái cốc treo lơ lửng trên cơ thể hình khối của chúng.

Trong khi con người chỉ có 1 cặp mắt dành cho nhiều mục đích như cảm nhận màu sắc, kích cỡ, hình dáng và cường độ ánh sáng, thì sứa hộp có 4 loại mắt phục vụ những mục đích khác nhau. Cặp mắt nguyên thuỷ nhất phát hiện cường độ sáng, một cặp mắt phức tạp hơn dùng để nhận ra màu sắc và hình khối của vật thể.

Một trong những con mắt trên nằm ở đỉnh của cấu trúc hình chén, và một mắt khác nằm ở đáy: chúng tạo cho sứa hộp "một cái nhìn cực kỳ cá, vì thế nó có thể quan sát hầu hết thế giới dưới nước", Garm nói. Khi gặp các vật cản khác nhau, những con mắt đã giúp sứa tránh va chạm vào chúng.

Vì sứa thuộc về một trong những nhóm động vật đầu tiên tiến hoá mắt, Garm cho biết việc hiểu rõ cách thức hoạt động của chúng sẽ cho các nhà khoa học biết cấu tạo mắt qua các thời kỳ tiến hoá.


Sứa hộp (Ảnh: LiveScience)

T. An

Theo LiveScience, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video