Súng bắn tỉa Mỹ sắp có đạn "dẫn đường" để tiêu diệt mục tiêu từ cả cây số

Tất cả nhờ một dự án nghiên cứu đạn dẫn đường mới của tổ chức DARPA, thuộc Bộ quốc phòng Mỹ.

Một trong những thách thức lớn nhất của các đơn vị chiến đấu mặt đất, đó là bắn tỉa ở khoảng cách xa. Các tay súng bắn tỉa phải bắn bằng súng trường với độ chính xác cao và họ thường tính toán rất nhiều để một viên đạn có thể đến mục tiêu chính xác nhất.

Tuy nhiên, một công nghệ đạn dẫn đường mới hứa hẹn giúp cho việc bắn xa dễ dàng hơn bằng cách đưa hệ thống dẫn đường vào trong đạn.

Những khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ bắn tỉa, tiêu diệt địch thủ từ xa

Nhiệm vụ của lính bắn tỉa là tiêu diệt các mục tiêu ở phạm vi xa hơn so với súng trường thông thường, từ 500m đến 1,8km.


Các tay súng bắn tỉa thường phải trải qua khóa huấn luyện chuyên biệt.

Các tay súng bắn tỉa thường phải trải qua khóa huấn luyện chuyên biệt, loại súng trường được trang bị phải có chất lượng kính ngắm quang học cao để đánh trúng các mục tiêu thường chỉ là những đốm sáng trên đường chân trời.

Các mục tiêu này thường bao gồm bất cứ thứ gì của quân địch như lính, kỹ sư, lính điều khiển vũ khí hạng nặng đến các mục tiêu chỉ huy, kiểm soát và liên lạc, ví dụ như nhân viên điều hành vô tuyến, sĩ quan. Các tay súng bắn tỉa cũng có thể tấn công các mục tiêu khác như ăng-ten, máy bay và xe hạng nhẹ.

Ngoài khoảng cách đơn thuần, các tay súng bắn tỉa còn phải đối mặt với những hạn chế về kỹ thuật của vũ khí và các định luật vật lý khi thực hiện những cú bắn tầm xa.

Khi ra khỏi nòng, đạn sẽ bắt đầu giảm tốc độ do trọng lực tác động. Điều này làm cho viên đạn đi theo đường vòng cung hướng xuống từ từ. Đạn cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, đặc biệt là gió và dễ chịu tác động bởi các điều kiện môi trường khi chúng mất dần vận tốc.

Các tay súng bắn tỉa, thường sử dụng kinh nghiệm từ các cuộc giao tranh trước đó để dự đoán cách một viên đạn sẽ di chuyển trong các điều kiện như thế nào. Ví dụ, một lính bắn tỉa sẽ biết một viên đạn 7,62mm rơi như thế nào ở cự ly 700m và cách một luồng gió 9,6km/h sẽ thổi bay viên đạn ra sao. Khi nắm được những kiến ​​thức này, các tay súng bắn tỉa có thể điều chỉnh vũ khí của họ cho phù hợp để bắn một viên đạn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới cả km.

Một tay súng bắn tỉa có thể vượt qua mọi trở ngại để có được một đường đạn chính xác nhưng thường để hiệu chỉnh một đường bắn như vậy sẽ khá lâu và làm chậm thời cơ. Để đơn giản hóa việc này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy tính, tự động thu thập dữ liệu và chiếu điểm nhắm đã điều chỉnh lên màn hình hiển thị phạm vi bắn tỉa. Và một cách khác, đó là biến viên đạn thành vũ khí dẫn đường.

Giải pháp dẫn đường cho viên đạn tới đúng vị trí của địch thủ

Mới đây, DARPA (Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến) của Mỹ đã thử với cách thứ hai. Họ đã nghiên cứu thành công loại đạn EXACTO (Extreme Accuracy Tasked Ordnance) có khả năng dẫn đường và bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao.

Mặc dù DARPA không chia sẻ về công nghệ nhưng theo một số nguồn tin, họ dùng các cảm biến quang học ở mũi đạn và phần cạnh để điều chỉnh đường bay của viên đạn. Cảm biến quang học dường như nằm ở một vị trí đã được laser chỉ định. Hệ thống dẫn đường tương tự như vũ khí dẫn đường bằng laser như tên lửa dẫn đường bằng laser Maverick và Hellfire.

Theo NationalInterest, viên đạn thậm chí có thể tự điều chỉnh hướng bay trong một số trường hợp để tới trúng mục tiêu.

DARPA cho biết, hệ thống này dễ sử dụng đến mức trong quá trình thử nghiệm, "một game thủ bắn súng mới sử dụng hệ thống lần đầu tiên đã bắn trúng mục tiêu đang di chuyển". Có thể thấy công nghệ EXACTO có lợi thế hơn đáng kể so với công nghệ máy tính đạn đạo. Máy tính đạn đạo có thể biến vũ khí thông thường thành vũ khí dẫn đường chính xác. Nhưng một khi viên đạn bắn ra, máy tính sẽ không thể hỗ trợ nữa.


Công nghệ EXACTO hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực quân sự.

Nếu mục tiêu di chuyển quá nhanh trong thời gian ngắn thì khả năng bắn trượt khá cao. Mặt khác, EXACTO sẽ tiếp tục dẫn đường cho viên đạn bay về phía mục tiêu, đến điểm mà nó có khả năng bắn trúng mục tiêu đang di chuyển.

Công nghệ EXACTO hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt hỗ trợ hiệu quả cho lính bắn tỉa. Các tay súng bắn tỉa giờ đây có thể tấn công mục tiêu nhanh và chính xác hơn ở phạm vi xa hơn. Ưu điểm của EXACTO là không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi môi trường đột ngột, chẳng hạn như gió giật. Một viên đạn dẫn đường có khả năng bắn trúng mục tiêu đang di chuyển sẽ rất hữu ích để chống lại drone và các máy bay không người lái khác.

Nhưng tất nhiên công nghệ này vẫn có một vài nhược điểm. Nếu EXACTO sử dụng thiết bị chỉ định laser để đánh dấu mục tiêu trong phạm vi quan sát của nó, điều này có thể sẽ đánh động mục tiêu. Tệ hơn nữa, một chùm tia laser khác có thể hướng ngược lại vào người đang nhắm mục tiêu. Hệ thống cũng sẽ cần nguồn điện lâu dài vì một tay bắn tỉa có thể phải đợi hàng giờ để có cơ hội bắn.

Vào năm 2014, DARPA tiết lộ họ đang nghiên cứu hệ thống EXACTO trên một vũ khí nặng không quá 20kg và nguồn điện có thể kéo dài tới 14 giờ. Vòng dẫn hướng phải có hiệu suất tương tự như đạn M33.50 ở ngoài phạm vi 300m. Nhưng phần khó nhất của công nghệ này khi triển khai là chi phí. Rõ ràng DARPA muốn một loại vũ khí đủ rẻ để triển khai trong quân đội.

Có lẽ đó là lý do khiến DARPA đã im hơi lặng tiếng về EXACTO kể từ năm 2014 tới nay. Có nhiều phỏng đoán cho rằng, chương trình đã bị hủy bỏ vì các dự án khác khả thi hơn hoặc chuyển sang nghiên cứu mật.

Với những tiện ích rõ ràng của một vũ khí như vậy, khả năng thứ hai có vẻ cao hơn. EXACTO là một vũ khí lý tưởng để bắn xa ở những nơi như miền bắc Iraq, Syria và Afghanistan. Có thể EXACTO hoặc một số phiên bản hiện đại của nó hiện đang được sử dụng ở đâu đó trên thế giới mà chúng ta không biết.

Cập nhật: 30/09/2020 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video