Súng điện từ: Vũ khí mới không cần thuốc nổ

Hải quân Hoa Kỳ vừa bắn thử nghiệm thành công loại súng điện từ. Vũ khí mới này không cần thuốc nổ, chỉ bằng lực điện từ, nó có thể bắn đạn đi xa tới 500km với vận tốc gấp 7 lần vận tốc âm thanh!

Hải quân Hoa Kỳ vừa bắn thử nghiệm thành công loại súng điện từ tại Trung Tâm Chiến tranh Hải quân "Naval Surface Warfare Center" ở Dahlgren, bang Virginia. Súng điện từ sử dụng năng lượng điện từ có công suất lớn làm tác nhân phát nổ, đưa đạn đi xa và nhanh hơn bất kỳ loại súng nào trước đây.

Hoàn thiện súng điện từ từ nay đến 2016

Nếu đạt được công suất tối đa, loại súng này có thể đưa đầu đạn đi xa tới trên 200 hải lý (khoảng 500 km). Trong khi đó, các loại súng hiện nay của Hải quân Mỹ mới chỉ đưa được đầu đạn đi khoảng gần 20 dặm (33 km). Và với một vận tốc cực lớn của đầu đạn (tại đầu súng là Mach 7 và đạt Mach 5 tại đích), súng điện từ sẽ phá hủy mục tiêu nhờ động năng thay vì công phá bằng năng lượng nổ như các loại súng thông thường.

Theo Giáo sư Elizabeth D’Andrea, chủ trì dự án phát triển súng điện từ cho biết một trong những lợi thế lớn nhất của súng điện từ là độ an toàn. Do súng điện từ không dùng chất nổ đẩy nên độ an toàn khi mang theo trên tàu được tăng lên rất nhiều.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án phát triển súng điện từ, các nhà khoa học cũng gặp phải một số khó khăn: đó là việc chế tạo thiết bị phóng, thiết bị tạo xung điện và thiết kế đầu đạn định hướng. Mục tiêu của dự án này là chế tạo được súng điện từ đạt được công suất tuyệt đối- một loại súng tích hợp dự định sẽ được ra mắt vào khoảng 2016- 2018.

Đây là một tàu khu trục có tải trọng lớn nhận được các tọa độ vị trí của mục tiêu địch cách xa tàu khoảng 200 dặm (khoảng 340 km). Thay vì phải phóng một tên lửa Tomahawk giá trị hàng triệu đô, tàu chĩa nòng súng về phía mục tiêu, truyền lực điện từ động cơ của tàu sang tháp pháo, và phóng một đầu đạn nặng 40 pound (18 kg), dài 3 foot ( khoảng 1m) lên trên theo các rãnh ray siêu dẫn. Đầu đạn phóng ra khỏi nòng súng với vận tốc siêu thanh và thoát khỏi khí quyển Trái đất, tiếp đó quay trở lại theo dẫn hướng của vệ tinh và tiếp đất trong chưa đầy 6 phút. Vận tốc đáng ngạc nhiên này sẽ “làm bốc hơi” mục tiêu chỉ nhờ động năng và không hề sử dụng bất cứ chất gây nổ nào!

Chương trình phát triển loại súng điện từ của Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ là một phần trong những đầu tư của Bộ Khoa học và Công nghệ Hải quân, nhằm phát triển công nghệ mới hỗ trợ Hải quân Mỹ trong chiến tranh.

Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã khéo thiết lập một quan hệ giữa các nhà khoa học hàng đầu và nhiều kỹ sư từ các hãng có tên tuổi như: Boeing, Phòng thí nghiệm Charles Stark Drapper, General Atomics, Khoa Năng lượng (Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore), Học viện Hải quân Mỹ, Trường Đào tạo sau đại học Hải quân Mỹ (Naval Postgraduate School), Bộ tư lệnh Hải quân Naval Sea Systems, Trung tâm Chiến tranh Hải quân Naval Surface Warfare- Phân khu Carderdock và Dahlgren, Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Anh.

Súng điện từ: Vũ khí chủ lực trong tương lai…

Ưu điểm của loại súng này sẽ biến các tàu khu trục thành các súng máy có tầm siêu xa, có khả năng bắn hàng chục đầu đạn mỗi phút và chi phí cũng không tốn kém. Hải quân Hoa Kỳ đang phối hợp với Bộ Quốc phòng Anh trong nỗ lực thử nghiệm loại súng này.

Một ưu điểm khác nữa của súng điện từ là tàu Mỹ chỉ có thể chở được tới 70 tên lửa định hướng và bắt buộc phải quay về cảng để bổ sung do không thể đưa tên lửa lên tàu ở giữa biển được. Trái lại, đạn của súng điện từ có thể chất lên tàu một cách dễ dàng ở giữa biển và tàu có thể mang với số lượng hàng trăm viên. Còn nữa, các đầu phóng của súng điện từ không hề chứa chất nổ nên rất an toàn cho tàu chiến.

Tuy nhiên, thuyền trưởng Roger McGinnis, giám đốc dự án phát triển các loại vũ khí sử dụng năng lượng trực tiếp tại Bộ Tư lệnh Hải quân Naval Sea Systems Command, đánh giá thiết bị này của Mỹ sẽ chưa thể “chuyển giao” được trước năm 2015.

Mô hình hoạt động của súng điện từ (Ảnh: How Stuff Works)

Công nghệ chế tạo súng điện từ không phải là mới bởi nó đã có mặt từ khoảng hơn 20 năm trước. Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu của các nhà khoa học đã không đem lại hiệu quả bởi không có con tàu nào có thể sinh ra hoặc dự trữ đủ lượng điện để khiến khẩu súng có thể bắn được.

Ý tưởng này đã được sống lại vài năm trước đây khi Hải quân Hoa Kỳ công bố kế hoạch chế tạo chiến hạm thế hệ tiếp theo có tên là all-electric DD(X). Ông McGinnis giải thích rằng: “Trước đây các tàu khu trục sử dụng tới 90% năng lượng gắn vào động cơ đẩy. Tuy nhiên, với DD(X), bạn có thể chuyển đổi năng lượng sang bất cứ cái gì bạn muốn. Chúng ta có thể dừng con tàu lại và bắn, tàu sẽ truyền năng lượng ngược trở lại chân vịt.”

Trước mắt, khó khăn vẫn còn đặt ra với các nhà khoa học. Đó là làm sao để khẩu súng có thể bắn trúng được mục tiêu với độ chính xác cao nhất và chế tạo được thiết bị có khả năng cưỡng lại được áp lực khổng lồ do khẩu súng tạo ra.

Đạn của súng điện từ sẽ bay khoảng 290 dặm trong vòng 6 phút- ban đầu với tốc độ khoảng 8.200 feet/giây (2.500 m/giây) và công phá mục tiêu với vận tốc khoảng 5.000 feet/ giây (khoảng 1.750 m/ giây). Các loại súng hiện nay của Hải quân Hoa Kỳ bắn các loại đạn mang thuốc giúp phát nổ mới chỉ có dải tối đa là 12 dặm (khoảng 20 km), và hầu như đều chưa được định hướng nên việc điều khiển để đạn đi trúng đích là rất khó.

Bùi Thành (Theo Popsci và Globalsecurity, Vietnamnet)

Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video