Sửng sốt tìm ra nguồn tia vũ trụ khủng từ hệ sao Eta Carinae

Dữ liệu từ kính thiên văn X quang NuSTAR của NASA cho thấy hệ sao Eta Carinae, hệ thống ngôi sao sáng nhất, lớn nhất đang tạo ra tia vũ trụ năng lượng cao, bằng cách tăng tốc các hạt tích điện lên gần tốc độ ánh sáng.

Nằm cách 7.500 năm ánh sáng từ Trái đất, hệ sao Eta Carinae được hình thành bằng hai ngôi sao to gấp 90 và 30 lần khối lượng của Mặt Trời, kéo dài 225 triệu km (140 triệu dặm). Hệ thống ngôi sao này nổi tiếng sáng rực rỡ vào năm 1843, nhanh chóng trở thành cụm ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời.


Hệ sao Eta Carinae được hình thành bằng hai ngôi sao to gấp 90 và 30 lần khối lượng của Mặt Trời. (Nguồn ảnh: Phys).

"Cả hai ngôi sao của Eta Carinae đều có những luồng gió mạnh mẽ được gọi là gió sao", Michael Corcoran, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm không gian Goddard của NASA cho biết.

"Những cơn gió này xung đột trong chu kỳ quỹ đạo phức tạp, tạo ra các tia X năng lượng thấp, mà chúng tôi đã theo dõi được trong hơn hai thập kỷ".

Tuy nhiên, mới đây kính viễn vọng Không gian Gamma Fermi quan sát sự thay đổi bất thường trong bức xạ tia gamma năng lượng cao phát ra từ hệ sao này.

Bức xạ tia gamma năng lượng cao trong lần phát ra mới nhất đã vượt quá 30.000 electron volt, cao hơn khoảng ba lần so với sóng xung kích vũ trụ.

Hiện nguyên nhân gây ra sự bất thường này các chuyên gia vẫn chưa thể tìm thấy được.

Cập nhật: 10/07/2018 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video