Tại sao ăn cay khiến ta chảy nước mũi?

Ăn một món ăn cay, nồng hoặc nóng khiến ta chảy nước mũi, nhưng ít ai biết được lý do tại sao cũng như việc chảy nước mũi lúc này là tốt hay xấu? Dưới đây là những thông tin thú vị bạn không nên bỏ qua, theo HowStuffWorks.

Hóa chất capsaicin và allyl isothiocyanate gây kích ứng niêm mạc mũi, khiến mũi sản xuất ra nhiều chất nhầy để ngăn chất gây dị ứng, bụi bẩn xâm nhập vào đường hô hấp.

Trong các loại thực phẩm có vị cay, capsaicin và allyl isothiocyanate là hai loại thành phần góp mặt, khiến cho thực phẩm có đặc tính cay và nóng.


Khi hóa chất cay tác động đến mũi, các màng nhầy sản xuất ra chất nhầy nhiều hơn.

Capsaicin là chất được biết nhiều nhất khi nhắc đến thực phẩm cay, chẳng hạn như ớt. Trong khi đó, chất kích thích khác có tên allyl isothiocyanate, là một loại dầu không màu, được tìm thấy trong mù tạt và wasabi - một loại rau củ được chế biến thành các loại nước sốt. Các nhà sản xuất cũng sử dụng nó như là một thành phần trong thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.

Hai loại hóa chất hóa này gây cám giác "nóng" trên lưỡi. Chúng cũng kích thích các màng nhầy của miệng, mũi, họng và xoang - các phần trên khuôn mặt.

Các màng nhầy là lớp lót bảo vệ phổi và các khoang mũi khỏi tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn và virus. Các màng nhầy sản xuất dịch nhầy từ mũi chảy ra, đó chính là nước mũi.

Khi hóa chất cay tác động đến mũi, các màng nhầy sản xuất ra chất nhầy nhiều hơn, như một cơ chế bảo vệ. Đây là cách cơ thể bạn đang cố gắng để loại bỏ các chất kích thích và ngăn chặn chúng xâm nhập vào hệ hô hấp.

Chảy nước mũi không phải lúc nào cũng là điều xấu. Khi bị cảm lạnh và bị nghẹt mũi, chảy nước mũi vì thức ăn cay có thể làm cho chúng ta cảm thấy tốt hơn.

Tuy nhiên, đặc tính "chữa bệnh" của việc chảy nước mũi chỉ mang tính chất tạm thời, bởi vì sự kích thích của capsaicin và allyl isothiocyanate có thể khiến các cơ mũi giãn ra tạm thời, cho phép không khí vào hệ hô hấp nhiều hơn. Sau đó thì các thụ thể ở mũi sẽ phát tín hiệu báo cho não biết rằng ta đang hít thở dễ dàng hơn trở lại. Khi nhiệt biến mất, ta cũng sẽ bị nghẹt mũi trở lại.

Cập nhật: 24/06/2020 Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video