Tại sao các nhà du hành vũ trụ hay mất ngủ?

Mất ngủ và ngủ không sâu luôn là chuyện “bất khả kháng” của các nhà du hành, nhất là khi họ ở trên vũ trụ dài ngày trong điều kiện không trọng lượng. Việc thiếu đi các tín hiệu ngày đêm đã làm cho chiếc “đồng hồ sinh học” trong người họ dần bị vô tác dụng.

GS Timothy Monk thuộc Trường ĐH Pittsburgh, Mỹ đã tiến hành theo dõi về giấc ngủ của một số nhà du hành vũ trụ và ghi nhận rằng vào những ngày đầu tiên có mặt trên trạm vũ trụ, hầu hết nhà du hành thường tuân thủ thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn, nhưng sau khoảng bốn tháng, với việc mỗi ngày đều có 15 lần mặt trời mọc và 15 lần mặt trời lặn, người ta sẽ dần mất đi cảm giác về ngày và đêm.

Nguyên nhân vì cứ 45 phút một lần trời lại tối và vì vậy nhịp sinh học bình thường cũng không còn tồn tại nữa. Một số các cuộc nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng những người bị mất chu kỳ sáng tối thông thường, trong đó có người mù, đều chịu ảnh hưởng của chứng mất ngủ, và thời gian ngủ ban ngày nhiều hơn hoặc việc thức giấc ban đêm diễn ra thường xuyên hơn.

NGUYỄN SINH

Theo Associated Press, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video