Tại sao cầu thủ thường súc miệng giữa trận đấu?

Trong giờ nghỉ giữa hai hiệp, các cầu thủ thường súc miệng bằng dung dịch carbohydrate để cải thiện khả năng vận động, tăng hiệu suất thi đấu.

Theo dõi các trận bóng đá, người hâm mộ dễ dàng nhận thấy một hành động rất phổ biến của cầu thủ là súc miệng trên sân trong giờ giải lao.


Giờ nghỉ giải lao giữa hai hiệp, các cầu thủ Olympic Việt Nam ngồi lại với huấn luyện viên Park Hang Seo và tranh thủ súc miệng, nghỉ ngơi. (Ảnh: Lâm Thỏa).

Theo Livescience, loại nước mà cầu thủ súc miệng là dung dịch carbohydrate. Dung dịch này vốn là những chất dinh dưỡng thiết yếu giúp duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể. Khi súc miệng, dung dịch carbohydrate lưu trữ trong miệng 5-10 giây đủ để chuyển hóa thành các chất có khả năng làm tăng hiệu suất vận động của vận động viên. Người chơi thể thao có cường độ vận động kéo dài khoảng một giờ thường súc miệng bằng dung dịch này.

Năm 2014 các nhà khoa học Mỹ phân tích dữ liệu từ 11 nghiên cứu trước đây về việc súc miệng bằng dung dịch carbohydrate. Kết quả cho thấy carbohydrate trong miệng kích hoạt các khu vực nhất định của não, từ đó cải thiện chức năng vận động cơ thể giúp cầu thủ tăng 2-3% hiệu suất. Hơn nữa, dung dịch carbohydrate chứa glucose có vị ngọt hoặc maltodextrin, một chất phụ gia thực phẩm không màu và không vị. Vị ngọt khi vào trong miệng khiến người uống cảm thấy có động lực hơn.

Bác sĩ Michael Joyner, nhà sinh lý học tại Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minnesota, cho biết hầu hết các nghiên cứu về súc miệng bằng carbohydrate đến nay được tiến hành trong phòng thí nghiệm và tập trung môn đi xe đạp. Hiện chưa thể khẳng định tác dụng của carbohydrate trong các trận đấu bóng đá căng thẳng. Tuy nhiên, súc miệng bằng dung dịch này là một phương pháp thực tế, dễ tiếp cận và ít nhược điểm, vận động viên có thể thoải mái thử nghiệm.

Cầu thủ không nuốt chất lỏng carbohydrate để tránh vấn đề tiêu hóa, mặc dù hành vi súc miệng và nhổ ra khiến nhiều người có cảm giác mất vệ sinh. Bác sĩ khuyến cáo cầu thủ chỉ nên súc miệng trong thời gian thi đấu 1-2 giờ. Các bài tập kéo dài hơn 2 giờ thì không nên sử dụng phương pháp này.

Cập nhật: 30/08/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video