Tại sao chúng ta lại máy mắt, giật cơ nhẹ trên cánh tay?

Máy mắt và cảm giác giật cơ nhẹ trên tay hoặc chân là hiện tượng thường xả ra với nhiều người. Nhưng ít ai quan tâm liệu hiện tượng này có ảnh hưởng xấu gì tới sức khỏe và tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh, loại bỏ hiện tượng này như thế nào?

Tìm hiểu về hiện tượng rung/giật cơ

Hiện tượng cơ bị co giật nhẹ là một hiện tượng khá phổ biến nhưng vẫn chưa được hiểu đúng. "Gần như tất cả mọi người đều gặp phải hiện tượng này", tiến sĩ Daniel Drachman, giáo sư thần kinh học tại Đại Học John Hopkins cho biết. "Giật cơ xảy ra một cách ngẫu nhiên với 90% mọi người vào lúc này hoặc lúc khác. Lúc này, khi tôi viết những câu này, nó đang xảy ra với tôi. Mí mắt trái của tôi đang máy một cách không thể kiểm soát được. Thật là khó chịu".

Loại giật cơ phổ biến nhất là "rung giật bó cơ". Rung giật bó cơ có thể xảy ra với bất kỳ cơ nào trên cơ thể, nhưng theo giáo sư Drachman, hiện tượng này xảy ra một cách rõ rệt nhất với mí mắt và các chi.

Vì sao bạn bị máy mắt?

Rung giật bó cơ xảy ra khi dây thần kinh bị khó chịu. Do rung giật bó cơ là một hiện tượng lành tính, chúng vẫn chưa được nghiên cứu một cách kỹ càng. Do đó, chúng ta không biết sự khó chịu xảy ra ở đâu: trên thân tế bào, và cũng có thể ở một phần nào đó trên dây thần kinh. Các nhà khoa học cũng có rằng vị trí rung giật bó cơ là hoàn toàn ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn bị máy mắt hoặc thấy rung cơ trên cánh tay, vị trí dây thần kinh bị khó chịu có thể không hề nằm gần mắt hoặc tay.

Lý do gây rung cơ cũng chưa được hiểu rõ. Có những biểu hiện cụ thể có thể gây rung giật bó cơ, ví dụ như ngủ quá ít, luyện tập quá nhiều, thiếu ma-giê hoặc sử dụng các chất kích thích (đặc biệt là caffeine). Song, chưa có kết luận chắc chắn nào về nguyên nhân gây rung cơ. Các nguyên nhân phía trên đều được đặt ra dựa trên quan hệ tương quan: giảm stress, điều chỉnh ma-giê, điều chỉnh caffeine, giấc ngủ hay mức độ luyện tập có thể giúp giảm rung giật bó cơ, nhưng đó vẫn không phải là bằng chứng cho thấy mối quan hệ nhân-quả rõ ràng.

Trong các trường hợp này, mọi người nên thay đổi lại lối sống và sinh hoạt của mình.

Rung/giật cơ nhẹ, có đáng lo?

Có lẽ là không. Nghiên cứu của Mayo Clinic cho thấy 90% con người sẽ bị rung cơ lành tính trong quãng đời của mình. Hiện tượng giật cơ nhẹ có thể gây khó chịu nhưng về bản chất sẽ không gây hại. Rất có thể, rung giật bó cơ cũng không phải là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm.


Bỗng dưng bị nháy mắt? Cảm giác giật cơ nhẹ trên cánh tay hoặc chân? Bạn đã biết nguyên nhân và cách loại bỏ hiện tượng này hay chưa?

Tuy vậy, cần hiểu rõ rằng không phải bất cứ hiện tượng rung/giật cơ nhẹ, không cố ý nào cũng là rung giật bó cơ. Cũng không phải bất kỳ hiện tượng giật cơ nào không phải là rung giật bó cơ cũng đều là một dấu hiệu tốt. Ví dụ, hiện tượng rung giật bó cơ có thể bị nhầm lẫn với rung giật sợi cơ. Song, rung giật sợi cơ nguy hiểm hơn rất nhiều: đây có thể là triệu chứng cho thấy một số sợi cơ đã bị cắt đứt liên lạc với dây thần kinh. Rung giật sợi cơ là dấu hiện rất đáng lo ngại và có thể là biểu hiện cho thấy bạn đã bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm, ví dụ như bệnh Lou Gehrig.

Phân biệt rung bó cơ và rung sợi cơ

Phần lớn các hiện tượng rung giật nhẹ đều là lành tính. Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của mình, bạn có thể dễ dàng phân biệt giữa rung sợi cơ và rung bó cơ.

Rung bó cơ rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Nếu cảm thấy mắt đang nháy, hãy nhìn vào trong gương. Nếu bạn có thể nhìn thấy mi mắt đang máy, bạn chỉ bị rung bó cơ. Để chắn chắn hơn, bạn có thể làm theo lời khuyên của giáo sư Drachman: "Hãy dùng một ngọn đèn lớn và rọi ngang khu vực da đang có cảm giác rung giật cơ. Nếu bạn nhìn thấy bóng trên da di chuyển, đó là rung bó cơ".


Rung sợi cơ

Bạn không thể nhìn thấy rung sợi cơ từ lớp da của mình. Để kiểm tra chắc chắn, hãy đến bệnh viện để thực hiện điện cơ đồ EMG. EMG sẽ đo các hoạt động điện của cơ xương. Cả rung bó cơ và rung sợi cơ đều xuất hiện trên điện cơ đồ, nhưng rung sợi cơ sẽ có xung điện rất, rất nhỏ, trong khi rung bó cơ sẽ có xung điện lớn hơn.

Lý do là bởi rung bó cơ sẽ xảy ra với một "đơn vị vận động": mỗi đơn vị vận động gồm một nơ-ron vận động và các cơ xương do nơ-ron này điều khiển. Nói một cách dễ hiểu, rung bó cơ sẽ khiến cả một nhóm cơ bị rung. Ngược lại, rung sợi cơ sẽ gây ảnh hưởng tới một sợi cơ duy nhất. Do đó, bạn sẽ cảm thấy rung sợi cơ giống như là rung bó cơ ở mức độ nhẹ, nhưng lại nhẹ tới mức không thể nhận biết bằng mắt.

Làm thế nào để dừng rung bó cơ?


Bệnh rung cơ lành tính BFS

Rung bó cơ không đáng lo ngại, nhưng chúng gây khó chịu và có thể ảnh hưởng tới thị lực hoặc thính giác của bạn (tùy vào vị trí). Rung bó cơ có thể xảy ra thường xuyên, và nếu như bạn bị bệnh rung cơ lành tính BFS, bạn sẽ bị co/giật cơ khá nhiều. Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị nào thực sự hiệu quả cả. "Có những loại thuốc chúng ta có thể sử dụng, thực tế là thuốc chống co giật và động kinh có thể giúp giảm rung bó cơ". Các loại thuốc này bao gồm gabapentin và tegretol.

Nếu bạn bị rung bó cơ vì thiếu ma-giê, lời giải đơn giản chỉ là… hãy uống thêm ma-giê. Dĩ nhiên, đây là một câu trả lời dễ dàng, song thực tế các dấu hiệu thiếu ma-giê thường không rõ ràng: hay cảm thấy phấn khích, dễ bị kích động; yếu cơ; buồn ngủ… và dĩ nhiên là cả rung cơ. Do đó, bạn nên ăn nhiều thức ăn có ma-giê như rau lá, đậu nành và cơm.

Trong một số trường hợp, cần sa có thể được dùng để điều trị chứng rung bó cơ. Hiện tại, chưa có một nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào chứng minh giả thuyết này, song theo thông tin của Popular Science, việc sử dụng cần sa có thể giảm cường độ và mức độ thường xuyên của chứng rung bó cơ.

Cập nhật: 29/03/2016 Theo Vnereview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video