Tại sao có rất nhiều người gốc Á sinh sống ở Nga?

Trong khi nhiều người thường cho rằng một đất nước là phải có sự đồng nhất về mặt ngoại hình, thì một thực tế khiến họ phải "thất vọng", đó là trong số 142 triệu cư dân trên khắp lãnh thổ nước Nga có tới hơn 190 nhóm dân tộc. Sự đa dạng sắc tộc này khiến một phần người Nga, dù là công dân châu Âu, nhưng lại được xếp vào nhóm dân tộc châu Á.


Rất nhiều công dân Nga mang đặc điểm của người châu Á. (Ảnh: Getty Images)

Ông Egor Kitov, một nhà nghiên cứu công tác tại Trung tâm Nhân chủng học Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đưa ra ba định nghĩa về công dân châu Á của nước Nga.

  • Đầu tiên, họ sinh sống ở những phần khu vực thuộc phần lãnh thổ nằm ở châu Á của nước Nga.
  • Thứ hai, những công dân này chịu ảnh hưởng ngôn ngữ và văn hóa, ví dụ người Turkic và Tungusic có thể được coi là người châu Á.
  • Điều cuối cùng theo Egor Kitov, công dân châu Á của Nga có thể được mô tả một cách đơn giản là người Mongoloid (Đại chủng Á), bao gồm Kalmyks, Evenks, Yukagirs, Buryats, Tuvans, Khakass, Chukchis, Koryaks, Eskimos và Aleuts.do

Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định có rất nhiều sắc tộc khác của chủng tộc Mongoloid ở Nga. Tuy nhiên, việc xác định họ đặc biệt khó khăn vì "lãnh thổ của nước Nga hiện đại bao gồm ít nhất hai chủng tộc Caucasian (Đại chủng Âu) và Mongoloid" và sau nhiều năm chung sống, họ đã "pha trộn" với nhau theo đủ loại tỷ lệ.

Trong khi đó, giáo sư Ilya Perevozchikov cho rằng thuật ngữ "người châu Á" khá mơ hồ, đồng thời thời nhận định chủng tộc và sắc tộc không có mối liên hệ nào với nhau. "Chủng tộc là một khái niệm sinh học, trong khi dân tộc chỉ là một khái niệm xã hội", vị giáo sư này cho hay.

Theo Điều tra dân số Nga năm 2010, có 193 nhóm dân tộc ở Nga và hiện có 10 nhóm dân tộc châu Á đông dân nhất ở Nga. Trong khi đó, theo định nghĩa truyền thống, Nga có 9,5 triệu người gốc Á, chiếm 6,5% dân số cả nước. Phần lớn công dân châu Á của Nga sống ở các vùng nông thôn. Các cộng đồng châu Á duy nhất được đô thị hóa ở Nga phần lớn là người Hàn Quốc, người Tatars, người Uzbekistan và người Kyrgyzstan.

Cập nhật: 13/11/2024 Báo Kiến Thức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video