Tại sao cơ thể lại sưng khi bị viêm?

Ngay lập tức sau một chấn thương, khu vực bị tổn thương trở nên đỏ, nóng, đau, và nó bắt đầu sưng lên. Quá trình sưng, còn được gọi là phù nề, là kết quả của viêm cấp tính, một phản ứng gây ra bởi sự tổn thương ở các mô sống.

Trong trường hợp bị thương, mục đích của phản ứng viêm là loại bỏ các thành phần mô bị tổn thương, cho phép cơ thể bắt đầu lành lại. Giai đoạn đầu tiên của quá trình này được đặc trưng bởi một sự thay đổi lưu lượng máu trong khu vực bị tổn thương. Sau tổn thương, mạch máu giãn ra và lưu lượng máu vào các mô tăng lên, tạo ra mẩn đỏ ở vùng bị tổn thương.


Sự dồn đến của các chất lỏng và các chất khác đến chỗ bị thương chính là nguyên nhân tạo ra sưng.

Tiếp theo là sự gia tăng tính thấm của mạch máu, cho phép chất lỏng, protein và các tế bào bạch cầu di chuyển từ vòng tuần hoàn đến vị trí các tổn thương mô. Sự dồn đến của các chất lỏng và các chất khác đến chỗ bị thương chính là nguyên nhân tạo ra sưng. Sưng đôi khi rất nghiêm trọng, đến nỗi nó làm hạn chế khả năng chuyển động của bộ phận làm ảnh hưởng đến cơ thể.

Sưng, nóng và đỏ ở các vùng mô bị thương có thể được làm giảm bởi công việc của các tế bào bạch cầu, đặc biệt là các tế bào thực bào. Phagocytes làm sạch các mảnh vỡ tế bào do chấn thương. Phagocytes được gọi là bạch cầu trung tính, có chứa các hạt enzym chuyển hóa chuyên biệt cho quá trình này.

Một số lượng lớn loại bạch cầu này thường thâm nhập vào các vị trí bị thương trong vòng một giờ sau chấn thương. Từ một đến hai ngày sau, các tế bào bạch cầu khác được gọi là bạch cầu đơn nhân thâm nhập vào khu vực bị thương nữa để hoàn thành quá trình làm sạch các tế bào chết.

Một phản ứng viêm do chấn thương thường chỉ kéo dài vài ngày. Nếu tình trạng viêm tiếp tục, nó có thể được gọi là viêm mãn tính, với mức sưng ít hơn nhưng liên tục và kéo dài; việc chữa lành thường là chậm bất thường.

Cập nhật: 03/12/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video