Nhiều loài động vật bậc cao có đuôi. Ngựa sử dụng đuôi để đuổi ruồi trong khi chim có đuôi để điều hướng khi bay. Vậy còn chúng ta thì sao? Tại sao con người lại không có đuôi?
Trang Howstuffworks cho biết theo giải thích của khoa học, có một số lý do loài người đi lại mà không có đuôi ve vẩy.
Không như động vật bốn chân – như mèo – sử dụng đuôi để cân bằng, con người đi bằng hai chân và sử dụng một hệ thống khác để tránh bị ngã. Trọng lực của chúng ta đi dọc xuống xương sống và chúng ta không cần một phần phụ khác để cân bằng trọng lượng khá lớn của đầu chúng ta.
Con người không còn cần đến đuôi để sống sót.
Chúng ta cũng không cần có một chiếc đuôi để neo mình trên cành cây hoặc đu từ cây này sang cây khác trong rừng như các loài linh trưởng khác (mặc dù nếu truyền cành được như thế cũng sẽ rất thú vị).
Thêm nữa, là con người không còn cần đến đuôi để sống sót. Vậy là chúng ta đã từng có đuôi? Câu trả lời là đúng vậy. Và theo một góc độ nào đó thì nay chúng ta vẫn còn có nó. Chúng ta mỗi người đều có một series các đốt sống xương cùng được hợp nhất, được gọi là xương cụt, ở phần cuối của xương sống. Đây là dấu tích còn sót lại từ những ngày tổ tiên chúng ta có đuôi.
Trong các loài linh trưởng khác, xương cụt vẫn dẫn đến một cái đuôi phát triển đầy đủ. Và con người tiếp tục mọc lên một cái đuôi phôi khoảng 30 ngày phát triển trong tử cung, nhưng phần phụ này trong nhiều trường hợp bị teo lại trước khi sinh.
Nhà di truyền học Miriam Konkel tại Đại học Clemson (Mỹ) nhận định, việc mất đuôi có thể là ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể mang lại lợi thế tiến hóa rất lớn.
Nhiều loài linh trưởng ngày nay vẫn có đuôi. (Ảnh: Alamy).
Liên quan những lợi thế tiến hóa nêu trên, nhiều giả thuyết thú vị đã được đưa ra. Trong đó, một số người cho rằng việc không đuôi đã giúp con người học được cách đi thẳng đứng.
Theo nhà cổ nhân học Rick Potts, việc không có đuôi có thể là bước đầu giúp vượn người hướng đến việc "chỉnh" dáng đi thẳng đứng. Có thể từ trước khi chuyển qua sống trên mặt đất, chúng đã học được cách đi này.
Ngày nay, không phải tất cả loài vượn người đều sống trên mặt đất. Ví dụ đười ươi và vượn không có đuôi vẫn sống trên cây.
Nhà sinh vật học Itai Yanai tại Đại học New York (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết việc mất đuôi rõ ràng là một bước chuyển đổi lớn trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, khoa học hiện tại vẫn chưa thể làm rõ vấn đề này.
Ông Yanai nói đùa rằng cách duy nhất để biết lý do là phát minh cỗ máy thời gian để về quá khứ tìm hiểu.
Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, một số trẻ em sinh ra có đuôi thực sự. Đây là một dạng lại giống – một đặc điểm của tổ tiên xa xưa ngẫu nhiên tái xuất hiện. Thông thường, những chiếc đuôi này chỉ dài vài centimét và được phẫu thuật cắt bỏ ngay sau khi được sinh ra và nó không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của đứa trẻ sau này.