Tại sao đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp?

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và rất dễ lây. Vậy đau mắt đỏ là gì? Đau mắt đỏ lây qua đường nào và phòng tránh ra sao?

>>> Cách ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Theo các tài liệu y khoa, đau mắt đỏ (tiếng Anh là Pinkeye hoặc Conjunctivitis) là tình trạng viêm kết mạc (một màng mỏng, bao phủ mặt trong của mi và một phần của nhãn cầu). Đau mắt đỏ thường làm cho lòng trắng của mắt có màu hồng hoặc đỏ do khi kết mạc bị viêm nhiễm, lượng máu chảy về khu vực này nhiều hơn.

Đau mắt đỏ thường do một loại siêu vi khuẩn hoặc virus gây ra. Ngoài ra còn các nguyên nhân như do dị ứng, ô nhiễm không khí, hoặc vì vật liệu, hóa chất.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ lây lan theo con đường trực tiếp như sử dụng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, nguồn nước, bắt tay người bệnh. Các vật trung gian như ruồi, nhặng, ấm chén, bát đũa... mà người bệnh dụi mắt rồi cầm vào cũng có khả năng lây bệnh.


Sơ đồ cấu tạo mắt. (Ảnh: Thanh Niên Online)

Ngoài ra, với đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan qua đường hô hấp: khi người bệnh nói chuyện hoặc ho, nhảy mũi, virus lan theo tia nước bọt bắn ra.

Tình trạng đau mắt đỏ đang diễn ra ở nhiều địa phương là do virus gây ra bởi vì tốc độ lây lan rất nhanh của nó. Hiện nay chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị bệnh đau mắt đỏ do virus gây nên. Bệnh thường tự khỏi do sức đề kháng của người bệnh.

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.

Đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.

Trong nhà có người đau mắt đỏ, làm gì để không lây?

Để hạn chế đau mắt đỏ lây lan, khuyến cáo của các cơ sở y tế là bản thân mỗi thành viên trong gia đình, cả người lớn và trẻ nhỏ phải giữ vệ sinh nghiêm ngặt. Nên áp dụng những cách dưới đây đến 10 ngày sau khi được chẩn đoán bị đau mắt đỏ hoặc khi mắt hãy còn đỏ:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm nhiều lần mỗi ngày.
  • Không dụi hoặc sờ vào mắt bị nhiễm trùng. Nếu chỉ có một mắt bị nhiễm trùng, tuyệt đối đừng sờ vào mắt kia. Rửa tay ngay khi sờ vào mắt hoặc mặt người bệnh.
  • Bất cứ chất dịch nào tiết ra từ mắt bị nhiễm trùng đều nên rửa sạch mỗi ngày hai lần. Dùng khăn giấy thấm nước lau từ trong kéo ra ngoài bằng một động tác liền lạc, bắt đầu từ bên gần mũi. Dùng khăn giấy mới để thấm khô. Hãy cẩn thận đừng chạm vào mắt không bị nhiễm trùng.
  • Dùng khăn giấy thay vì khăn vải và khăn lông để rửa và lau khô tay và mặt. Nếu không làm vậy được thì hãy giữ kỹ sao cho người khác không dùng khăn lông và khăn mặt của người bị nhiễm trùng.
  • Giặt tất cả khăn bông, khăn mặt và khăn giường của người bị nhiễm trùng riêng rẽ với đồ giặt khác của gia đình. Dùng bột giặt, nước nóng nhất của máy giặt, và sấy khô trong máy sấy nóng (nếu có máy sấy).
Cập nhật: 16/06/2017 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video