Tại sao đôi khi tập thể dục "vã mồ hôi" mà cân nặng lại tăng?

Nếu bạn nhận thấy rằng cân nặng của mình tăng lên trong khi đã cố gắng hết sức tập luyện thì giải pháp đây rồi nhé!

Mỗi người đều có mục tiêu của riêng mình khi luyện tập thể thao, và phần lớn chúng ta vẫn quen với ý nghĩ rằng hoạt động thể chất thường xuyên sẽ góp phần giúp giảm cân. Vậy tại sao có lúc kết quả thu được lại hoàn toàn ngược lại?


 Đôi khi việc luyện tập thể thao lại có tác dụng ngược.

Nhiều người trong chúng ta tập thể dục để giảm cân, nhưng đôi khi việc luyện tập thể thao lại có tác dụng ngược – tức là góp phần làm tăng cân. Liệu ở đây có gì sai với cơ thể của chúng ta chăng?

Đầu tiên cần khẳng định: "sự cố" tăng cân sau khi tập luyện là sự kết hợp của một số yếu tố, nhưng quan trọng nhất là điều đó không có nghĩa rằng bạn nên ngừng việc tập thể dục lại. Việc tập thể dục thực sự rất có lợi, ngay cả khi bạn thấy mình bị tăng cân sau một vài buổi tập.

Trong khi việc tập thể dục đóng một vai trò nhất định trong việc kiểm soát cân nặng thì mặt bên kia của vấn đề là tăng lượng thức ăn. Nếu bạn nhận thấy rằng cân nặng của mình đang tăng lên thì cần phải xem xét lại cả số lượng lẫn chất lượng thực phẩm mà bạn đang tiêu thụ. Việc tập thể dục tiêu hao nhiều năng lượng sẽ làm tăng cảm giác đói. Theo đó, nếu bạn tự cho phép mình ăn nhiều hơn bình thường một chút sau khi tập thể dục thì cũng không nên ngạc nhiên khi thấy cân nặng của mình lại nhích lên.

Thế nhưng, chúng ta cứ giả sử chế độ ăn uống không thay đổi thì vẫn có một số yếu tố sinh học khác có thể dùng để giải thích cho việc tăng cân.


Việc tập thể dục đóng một vai trò nhất định trong việc kiểm soát cân nặng.

Nếu bạn không quen với những bài tập cường độ cao nhưng lại ngay lập tức bắt đầu với những bài tập nặng thì các cơ bắp có thể sẽ phải vận động quá mức. Trên các sợi cơ chắc chắn xuất hiện các vết rách nhỏ trong quá trình tập luyện và chúng ta cảm thấy đau ê ẩm khắp mình mẩy. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại vì "tổn thương" này thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển của cơ.

Tuy nhiên, những vết rách nhỏ này có thể kích hoạt quá trình viêm của cơ thể, và hậu quả là nước bị giữ lại trong cơ thể nhiều hơn bình thường. Do vậy, nếu bạn thấy mình bị tăng cân sau vài ngày tập luyện thì có thể là nguyên nhân nằm ở đây.


Lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên cũng có thể là nguyên nhân làm bạn tăng cân nặng.

Một lời giải thích khác cũng dễ được chấp nhận là lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên. Khi bạn tập thể dục, kéo xà, đẩy tạ... thì cơ bắp tại một số bộ phận cơ thể (bắp tay, bắp đùi...) cần nhiều oxy hơn để duy trì hoạt động. Do vậy, tại một số điểm có thể nhận thấy sự gia tăng thể tích máu bởi này các tế bào hồng cầu trong máu chịu trách nhiệm mang oxy đến đây sẽ nhiều hơn bình thường.


 Các bạn cần tăng dần tốc độ luyện tập, tuân thủ thực đơn "ăn kiêng" mới có thể giảm cân hiệu quả.

Nếu chỉ tính riêng từng yếu tố đã nêu trên thì chúng không có khả năng gây tăng cân đáng kể. Tuy nhiên, khi chúng được kết hợp với nhau, bạn có thể tăng cân rõ rệt.

Để tránh điều này, các bạn cần tăng dần tốc độ luyện tập, tuân thủ thực đơn "ăn kiêng" và duy trì thời gian ngủ - thức hợp lý để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Cập nhật: 03/09/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video