Tại sao gián chịu được bức xạ nhưng lại bị thuốc diệt côn trùng tiêu diệt?

Làm thế nào mà thuốc diệt côn trùng có thể giết chết những con gián khi mà loài vật này có sức sống rất mãnh liệt và có thể chịu được một số loại bức xạ?

Trái ngược với niềm tin phổ biến từ trước đến nay rằng gián không thể tồn tại được trong một vụ nổ hạt nhân. Sự thật là loài vật này có khả năng chịu đựng một số bức xạ ion hoá hơn con người. Tuy nhiên, chúng không thể sống sót sau khi bị phun thuốc diệt côn trùng, vì loại thuốc này bao gồm một số chất độc thần kinh – hóa chất gây rối loạn hệ thần kinh và sau đó gây tử vong.


Gián có khả năng chịu đựng một số bức xạ ion hoá hơn con người.

Gián là một sinh vật "tuyệt vời". Tất nhiên, một số người không có cùng ý kiến vì họ cảm thấy sợ và ghê tởm loài vật này. Nhưng nếu nhìn vào những gì mà gián làm được, bạn có lẽ sẽ phần nào đồng ý với quan điểm này.

Theo Scienceabc, một con gián có thể nín thở 40 phút, do đó nó có thể sống sót được khi chìm trong nước. Nó có thể sống mà không có nước trong vài ngày và không cần thức ăn trong vài tháng, thậm chí sống sót trong khoảng một vài tuần sau khi mất đầu.

Dù không thể sống sót qua một vụ nổ hạt nhân nhưng không ai phủ nhận gián là một trong những loại có sức sống mãnh liệt nhất hành tinh. Vậy bằng cách nào những loài thuốc diệt côn trùng như Raid, Hit… có thể gây tử vong cho những con gián này một cách nhanh chóng?

Trước khi nói về điều này, chúng ta hãy kiểm tra lại niềm tin phổ biến nhất liên quan đến gián.

Liệu gián có tồn tại được trong một vụ nổ hạt nhân?


Gián là một trong những loại có sức sống mãnh liệt nhất hành tinh.

Không, gián không thể sống sót qua một vụ nổ hạt nhân. Năng lượng và nhiệt sinh ra từ vụ nổ hạt nhân đơn giản là quá nhiều đối với bất kỳ sinh vật nào để có thể chịu được và gián không phải là ngoại lệ.

Con gián có thể không thể tồn tại được trong một vụ nổ hạt nhân hoàn toàn nhưng chúng có thể chịu được bức xạ ion hóa lâu hơn chúng ta có thể làm.

Điều này là do cách bức xạ làm hại mọi thứ. Con người và các sinh vật khác dễ bị tổn thương nhất do sự bị hỏng DNA (do nhiễm độc phóng xạ) khi tế bào của chúng ta phân chia. Vì các tế bào trên khắp cơ thể chúng ta đang phân chia bất cứ lúc nào trong suốt cuộc sống, nghĩa là chúng ta luôn có nguy cơ bị ngộ độc phóng xạ.

Về mặt lý thuyết, ở gián có sự khác biệt. Các tế bào của chúng chỉ phân chia khi chúng đang lột xác. Điều này chỉ xảy ra ở gián một vài tuần một lần, vì vậy chúng có nguy cơ bị bức xạ thấp hơn nhiều so với con người.

Nếu gián có thể chịu được bức xạ độc hại, tại sao chúng ta không thể chịu được việc phun thuốc?

Con gián có thể xử lý nhiều chất phóng xạ hơn con người, nhưng chúng không thể tồn tại ngay cả khi phun một lượng thuốc nhỏ vì ngộ độc phóng xạ và ngộ độc hóa học là hai thứ rất khác nhau, tấn công đối tượng theo những cách khác biệt đáng kể.

Mặc dù các thành phần của thuốc xịt diệt côn trùng có thể khác nhau, nhưng hầu hết chúng có chứa pyrethroids – những hợp chất hữu cơ hoạt động nhanh trong hầu hết các loại thuốc trừ sâu và côn trùng.

Trong hợp chất pyrethroids có chứa axonic toxins, nghĩa là nếu sử dụng chất này cho gián, nó sẽ làm tê liệt chúng bằng cách ức chế các chức năng của não dẫn đến tử vong.


Một liều rất nhỏ pyrethroids có thể giết chết gián nhưng chưa đủ gây hại cho người.

Một lý do khác khiến pyrethroids trở thành một lựa chọn phổ biến cho việc phun xịt thuốc là một liều rất nhỏ pyrethroids có thể giết chết gián nhưng chưa đủ gây hại cho người (nghĩa là nồng độ của chúng trong thuốc xịt rất thấp). Tuy nhiên, chúng có thể gây hại cho các cá thể nhạy cảm hoặc các sinh vật dưới nước (như cá) nếu áp dụng trực tiếp vào nước, vì chúng hòa tan rất kém.

Một số dạng pyrethroids thường được sử dụng bao gồm allethrin, tetramethrin, resmethrin, cyfluthrin, permethrin và esfenvalerate. Chúng còn được gọi là "pyrethroids thế hệ thứ nhất" - được phát triển chủ yếu vào những năm 1960.

Tóm lại, gián có thể sống sót qua bức xạ, nhưng nó chắc chắn không thể sống sót qua vụ nổ hạt nhân và dễ dàng bị tiêu diệt bởi thuốc diệt côn trùng.

Cập nhật: 24/07/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video