Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất

Khi 1g tuyết tan ở nhiệt độ 0 độ C, nó sẽ hấp thu đến 0,3KJ nhiệt lượng (Ảnh: douglashunt)

phù hợp với thực tế.

Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (vài ngày trước khi có tuyết rơi bầu trời thường giăng mây âm u), còn đòi hỏi điều kiện nhiệt độ thấp nhất định. Hiện tượng tuyết rơi thường xuất hiện khi không khí lạnh vừa tràn xuống phía Nam, nên những ngày này trời không lạnh lắm. Khi luồng không khí lạnh chính thức tràn xuống, bầu trời trở nên quang đãng, những đám mây tan biến và tuyết cũng ngừng rơi. Lúc này nhiệt độ lại xuống thấp hơn những ngày có tuyết rơi.

Ngoài ra, khi trời quang mây tạnh, một bộ phận tuyết bắt đầu tan chảy. Trong lúc tuyết tan, nó hấp thu rất nhiều nhiệt lượng trong không khí. Theo sự tính toán của các nhà khoa học, khi 1 gam tuyết tan ở nhiệt độ 0 độ C, nó sẽ hấp thu đến 0,3KJ (kilojun) nhiệt  lượng. Vì vậy, tuyết làm cho tan nhiệt độ không khí xuống thấp nên chúng ta sẽ có cảm giác lạnh hơn lúc tuyết rơi.

H.T (Theo Hiện tượng khí tượng)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video