Vào mùa lạnh, nhiệt độ đêm và sáng sớm có xu hướng hạ thấp nhất, vì vậy không nên tắm vào hai thời điểm này.
>>> Trời lạnh buốt, tắm bao nhiêu lần/tuần là vừa?
>>> Bí quyết tắm vòi sen giúp bạn "khỏe" cả ngày
>>> Những tình huống tắm có thể gây tử vong bất ngờ
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị, khuyên không nên tắm ở khu vực quá lạnh, không kín gió, trống trải, sức đề kháng của đường hô hấp mùa lạnh giảm, khả năng mắc bệnh đường hô hấp tăng lên.
Tắm quá lạnh, cơ thể không kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi nhanh. Mạch máu không kịp co lại hay giãn nở trong quá trình điều nhiệt, gây tăng huyết áp kịch phát. Hậu quả, người tắm có nguy cơ đột quỵ não, suy tim hoặc viêm phổi, chuột rút. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao rất nhiều lần ở người có bệnh nền cao huyết áp, suy tim, dị dạng mạch máu não.
Ban đêm là thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi, nhiệt độ toàn thân ở mức thấp nhất, dễ mắc bệnh, không nên tắm. Cũng không tắm ngay sau khi làm việc nặng nhọc.
Không nên tắm quá lâu bằng nước nóng để tránh khô da, thoát nhiệt. Tắm xong, lau người thật khô, mặc đủ ấm, giữ ấm chân tay dù ở trong nhà. Không nên ra ngoài trời lạnh khi vừa tắm xong.
Người có bệnh nền mãn tính, người già, trẻ em cần cẩn trọng thời điểm tắm trong ngày. Tốt nhất nên tắm khi trời ấm, tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, từ nơi quá ấm ra nơi quá lạnh.
Khi vào phòng tắm, bạn nhớ phải mở chế độ nước ấm. Hãy thử bằng cách vặn vòi nước và đưa tay vào xem thử nước ấm đã được bật chưa để phòng khi vòi nước nóng bị hư hỏng. Nếu bạn vội tắm ngay mà không kiểm tra thì có thể sẽ vô tình bị ngấm nước lạnh. Trước khi tắm trong nước ấm, bạn nhớ vặn nước từ từ để cho cơ thể làm quen với nhiệt độ khác, chứ không nên mở nước quá mạnh ngay lúc đầu.
Vào thời tiết lạnh giá thế này, bạn tuyệt đối không được quên mang khăn tắm to cũng như khăn lau tóc vào. Vì nếu để cơ thể bị ướt sũng, người bạn sẽ rất lạnh. Lưu ý là nên tắm trước rồi sau đó mới gội đầu sẽ khiến bạn đỡ bị lạnh hơn. Và nhớ là bạn phải giữ cho khăn tắm được khô ráo để khi quấn lên người không có cảm giác lạnh lẽo.
Sau khi tắm gội xong thì nhớ dùng khăn bóp nước từ trên tóc xuống, những giọt nước nhỏ chảy xuống cơ thể sẽ làm bạn dễ bị lạnh hơn. Sau khi tóc đã hơi khô ráo, hãy vấn khăn lên đầu bọc tóc lại. Lau người bằng khăn tắm rồi quấn khăn quanh người để giữ ấm cho cơ thể.
Tuyệt đối không được quên mang khăn tắm to cũng như khăn lau tóc vào khi tắm.
Khi gần tắm xong, nếu bình nước nóng nhà bạn có chế độ tăng nhiệt thì hãy tăng nhiệt độ lên nhưng phải cẩn thẩn để nước nóng không làm bỏng da bạn. Nước ấm ở gần cuối sẽ lưu lại trên da và giúp bạn giữ ấm cho đến khi bạn lau khô người, mặc áo quần vào.
Trước khi vào tắm, bạn hãy thử ngậm 1-2 viên đá nhỏ trong miệng. Việc này sẽ làm cho cổ họng cũng như bên trong cơ thể bạn cảm thấy hơi lạnh, nên khi bạn vào phòng tắm, được tắm nước ấm bạn sẽ cảm giác được nhiệt độ bây giờ đang thay đổi. Bên trong phòng tắm ấm hơn rất nhiều so với khi bạn đang ngậm viên đá nhỏ.
Nếu bạn có phòng tắm riêng trong phòng hoặc khi chắc chắn cả nhà đã đi vắng thì bạn cũng có thể làm cách này để cảm thấy ấm hơn sau khi tắm. Nếu bạn mở hé cửa phòng tắm ngay từ ban đầu thì có thể sẽ khiến cơ thể hơn ớn lạnh một chút nhưng đến lúc tắm xong và đi ra ngoài thì bạn sẽ cảm thấy đỡ lạnh hơn rất nhiều.
Vệ sinh cá nhân mỗi ngày là việc vô cùng quan trọng mà ai cũng phải thực hiện để đảm bảo cơ thể lúc nào cũng sạch sẽ. Vì thế dù trời có lạnh đi nữa thì bạn cũng nên nhớ phải tắm gội thường xuyên, chỉ cần làm theo những mẹo mà wikicachlam đã hướng dẫn, bạn sẽ cảm thấy việc tắm rửa vào mùa đông sẽ không còn quá lạnh giá nữa. Và nên nhớ hãy tranh thủ tắm vào buổi trưa vì khi đó là lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày để đỡ lạnh, không nên tắm vào buổi tối muộn sau 8g để tránh một số bệnh và đảm bảo sức khỏe trong những ngày lạnh.