Tại sao không có tàu điện ngầm nào chạy dưới Tử Cấm Thành?

Có nhiều thắc mắc của hậu thế xoay quanh chủ đề Tử Cấm Thành (Trung Quốc). Trong đó, nhiều người tò mò lý do tàu điện ngầm không được phép hoạt động dưới Cố Cung.

Cố Cung chứa đựng nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò

Tử Cấm Thành được biết đến là một trong những cung điện cổ xưa nguy nga, tráng lệ, chứng kiến nhiều câu chuyện lịch sử Trung Quốc. Đây là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng và có giá trị nhất tại đất nước tỷ dân, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới (1987).


Tử Cấm Thành là công trình nổi tiếng bậc nhất tại đất nước tỷ dân. (Ảnh: Internet).

Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420 với khoảng 1 triệu nhân lực và có 9.999 gian phòng khác nhau. Đây chính là nơi bàn chính sự của các đời hoàng đế cùng các triều thần cũng là địa điểm hậu cung từng triều quy tụ. Trong các bộ phim cung đấu Trung Quốc, khán giả cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh Tử Cấm Thành được tái hiện.

Trải qua sự cai trị của hơn 20 đời vua thời nhà Minh và Thanh, Tử Cấm Thành vẫn là một trong những công trình được chú ý và quan tâm. Ngày nay, muôn vàn du khách trong nước, quốc tế tới tham quan Tử Cấm Thành.

Dù tồn tại qua bao nhiêu đời người, Tử Cấm Thành vẫn là công trình có nhiều bí ẩn, kích thích sự tò mò của du khách quốc tế. Đặc biệt, tại sao không có tàu điện ngầm chạy dưới Cố Cung là một câu hỏi lớn.

Bộ não vĩ đại của người thời xưa

Tuyến tàu điện ngầm số 8 của Bắc Kinh được xây dựng khá kỳ lạ. Nó không được xây dựng thành một đường thẳng nối các ga với nhau mà có chỗ cua lớn. Thực chất, đây là cách để tuyến tàu điện ngầm né Tử Cấm Thành và tránh các tòa nhà cổ.


Tàu điện ngầm là một dạng phương tiện phổ biến ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet).

Bản chất tàu điện ngầm rất sâu nên đâu sợ va chạm với Tử Cấm Thành. Vậy tại sao lại không có tàu điện ngầm nào đi dưới Cố Cung?

Mấu chốt đều nằm ở phần móng của Tử Cấm Thành, chúng rất sâu và được thiết kế đặc biệt.

Theo khảo sát của Phòng quản lý kiến trúc cổ của Bảo tàng Cung điện và Viện Khảo sát - Thiết kế Thành phố Bắc Kinh, khu vực 3 tòa tháp của Tử Cấm Thành có tới 20 lớp gạch gồm các loại khác nhau. Nền của Tử Cấm Thành sâu khoảng 20m và chủ yếu ở 3 sảnh chính.

Trong khi đó, độ sâu của tuyến tàu điện ngầm số 8 là khoảng 35m dưới lòng đất. Thế nên khi tàu điện ngầm hoạt động, chạy qua Cố Cung thì khả năng hỏng hóc có thể xảy ra.


Từng chi tiết ở công trình đều được làm rất tỉ mỉ, tính toán kỹ lưỡng. (Ảnh: Toutiao)

Vậy tại sao Tử Cấm Thành lại xây dựng một nền móng sâu như thế?

Đầu tiên, đây là nơi các vị hoàng đế trị vì nên những quy chuẩn về thiết kế sẽ cao hơn. Họ phải xây dựng một nền móng chắc chắn trước khi tạo nên công trình hoành tráng bên trên. Hơn nữa, Tử Cấm Thành có diện tích lên tới 720.000 m2 nên trọng lượng rất lớn. Chúng lớn hơn bất kỳ tòa nhà cổ xưa nào khác ở Trung Quốc, nhất là 3 sảnh chính.

Từ 600 năm trước, người Trung Quốc đã chứng minh tư duy, trí tuệ vượt bậc. Xây dựng một công trình khổng lồ và có tầm ảnh hưởng tới hậu thế là không hề đơn giản, vì thế nên Cố Cung càng khiến hậu thế phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng, tìm hiểu.

Cập nhật: 04/03/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video