Tại sao lại chảy nước miếng?

Nhìn thấy bức ảnh một chiếc đùi gà rán vàng rực, hay một chiếc bánh kem ngon lành, bạn có bị chảy nước miếng?

Tất cả lượng nước bọt ứa ra trong miệng bạn không chỉ là một dấu hiệu cho thấy bạn đã phát hiện ra một món ăn hấp dẫn, mà đó cũng là một bước quan trọng trong quá trình tiêu hóa món ăn đó.

(Ảnh: Jupiterimages.com)
Sự tiêu hóa bắt đầu ngay khi bạn đưa đùi gà vào miệng cắn, hay cho thìa kem vào miệng và nhai. Miệng của bạn sẽ tiết ra nước bọt (khoảng 1,4 lít/ngày) để làm mềm thức ăn và cũng chứa những enzyme giúp phân hủy thức ăn trước khi nó trôi vào bụng.

Một trong những enzyme này có chức năng phân hủy tinh bột, và một nghiên cứu mới tìm thấy con người có rất nhiều phiên bản gene giải mã enzyme này so với các họ hàng khỉ hình người khác. Nghiên cứu cũng tìm thấy sự tương ứng giữa số phiên bản gene với lượng tinh bột trong chế độ ăn của dân số nói chung.

Kết quả ủng hộ giả thuyết rằng một số thay đổi trong chế độ ăn của con người thời kỳ sơ khai đã thúc đẩy sự gia tăng đồng thời kích cỡ cơ thể và bộ não con người, cũng như sự mở rộng phạm vi địa lý của tổ tiên chúng ta. Vì vậy khả năng sẵn sàng tiêu hóa món bánh kem kia có thể là một lý do cho việc hình thành nên chúng ta ngày nay.

M.T.

Theo LiveScience, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video