Tại sao lợn hoang khiến Hoa Kỳ chịu thiệt hại lên tới 2,5 tỷ USD?

Ước tính hiện tại về tổng thiệt hại do lợn hoang gây ra cho Hoa Kỳ là khoảng 2,5 tỷ USD. Mỗi năm, có hơn 100 triệu USD được chi để cố gắng giảm số lượng của chúng, nhưng thiệt hại vẫn còn rất cao và dường như ngày càng tăng.

Lợn nhà thường được coi là có màu hồng, nhiều loài trong số chúng có vẻ ngoài vô cùng dễ thương, thậm chí những loài có kích thước nhỏ còn được nuôi làm thú cưng.

Tuy nhiên, khi chính những con lợn đó trốn thoát khỏi khu nuôi dưỡng của con người và trở về với cuộc sống hoang dã, mọi thứ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Lợn hoang (đôi khi là lợn rừng, lợn lai giữa lợn nhà và lợn rừng) không chỉ gây ra nhiều phiền toái. Hơn thế nữa, chúng còn cực kỳ nguy hiểm và gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm cho Hoa Kỳ.


Lợn được chia thành lợn rừng và lợn nhà, lợn nhà là lợn rừng được con người thuần hóa, thuộc một phân loài lợn rừng. Chúng được người Trung Quốc thuần hóa lần đầu tiên vào năm 4.900 trước Công nguyên, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng lợn rừng Tây Á đã được thuần hóa từ năm 6.000 đến 7.000 trước Công nguyên.

Lợn hoang ở Bắc Mỹ

Trong quá khứ, ở Mỹ không hề có lợn và chúng đã theo chân của những người châu Âu đến Mỹ. Chúng được thả trên những con tàu và đôi khi cập bến, những con lợn rừng và lợn nhà đã bỏ chạy và tiến vào chân núi, sau đó những con lợn nhà này dần trở thành lợn rừng của Mỹ.

Lợn rừng Mỹ thuộc giống lợn rừng Âu Á. Columbus lần đầu tiên mang 8 con lợn nhà đến Caribe vào năm 1493 để phục vụ nhu cầu lương thực trong tương lai. Sau đó nhà thám hiểm Tây Ban Nha Hernando de Soto đã mang 13 con lợn nhà và lợn rừng tới Florida vào năm 1539.

Kể từ đó, lợn nhà và lợn rừng vẫn được du nhập vào châu Mỹ một cách lẻ tẻ. Bắt đầu từ năm 1890, theo những con tàu thì cũng có thêm nhiều lợn rừng Âu Á và lợn rừng Nga được đưa đến Hoa Kỳ với mục đích săn bắn.

Kể từ đó, quần thể lợn hoang đã lan rộng ra hầu hết các bang của Hoa Kỳ và gây thiệt hại nghiêm trọng cho tất cả các loại cây nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.


Những con lợn hoang ở Mỹ có mắt hẹp và sâu, tai dài và rộng, cổ dày và ngắn, mỗi con có thể nặng tới 600 đến 700kg, riêng phần đầu đã chiếm 1/3 tổng chiều dài cơ thể. Bởi vậy chúng còn được mô tả như một con "quái vật đầu to" thực sự. Ngoài ra, chúng còn có thể di chuyển nhanh nhẹn, tốc độ chạy tối đa là 40km/h.

Theo USDA: "Lợn rừng có thể sinh sản nhanh hơn bất kỳ động vật có vú lớn nào khác; con cái bắt đầu sinh sản vào khoảng 8 tháng tuổi và có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 4–12 con heo con cứ sau 12–15 tháng".

Hiện tại số lượng lợn hoang tại Mỹ có khoảng 6-9 triệu con, chúng gây ra nhiều vấn đề ở mọi cấp độ. Những con lợn này gây thiệt hại hàng tỷ đô la về tài sản và nông nghiệp mỗi năm ở Hoa Kỳ, chủ yếu là do cách chúng kiếm ăn.

Lợn hoang kiếm ăn bằng cách dùng mõm và răng nanh của chúng để đào bới đất, điều này có thể gây ra thiệt hại sinh thái nghiêm trọng đối với động vật hoang dã bản địa và hệ thống rễ cây cũng sẽ bị phá vỡ do hoạt động kiếm ăn của chúng.

Ngoài thiệt hại về mùa màng và môi trường, chúng còn là vật chủ tiềm năng của ít nhất 34 mầm bệnh có thể truyền sang vật nuôi, động vật hoang dã và cả con người.


Năm 2013, nghĩa trang Willow Wild rộng 36 ha ở Texas bị ảnh hưởng nặng nề, cỏ bị bật gốc, đất bị đào bới và bia mộ bị nứt vỡ, và không ai khác, chính những con lợn hoang đã gây ra điều này.

Ước tính thiệt hại

Ước tính hiện tại về tổng thiệt hại do lợn rừng gây ra đối với Hoa Kỳ là khoảng 2,5 tỷ đô la. Mỗi năm, có hơn 100 triệu đô la được chi để cố gắng giảm số lượng, nhưng thiệt hại vẫn còn rất cao và dường như ngày càng tăng.

Ví dụ, một nông dân ở Georgia, Adam McLendon, có khoảng 8.000 mẫu đất nông nghiệp chủ yếu dành cho đậu phộng, ngô và bông. Mỗi năm trong 15 năm qua, McLendon đã tính ít nhất phải bỏ ra 100.000 đô la chi phí liên quan đến lợn hoang chỉ trên tài sản của mình. Khi những con lợn tìm thấy một cánh đồng trồng trọt, chúng sẽ đào bới những khu vực đó thành những chỗ trũng, và sau đó con người cần phải lấp đầy và san phẳng những chỗ trũng này trước khi có thể trồng lại nhiều cây trồng hơn.

Vấn đề lớn đến mức có những chương trình của chính phủ dành riêng cho việc giải quyết lợn hoang. Ví dụ, Chương trình quản lý thiệt hại do lợn hoang quốc gia của APHIS tạo ra vào năm 2014 nhằm cố gắng giảm thiểu thiệt hại. Chương trình hy vọng sẽ giảm số lượng và phạm vi tiếp cận của quần thể lợn hoang đồng thời theo dõi chúng trên toàn quốc.


Những con lợn hoang mang trong mình ít nhất 30 mầm bệnh và 37 ký sinh trùng, thậm chí có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Ví dụ, trong vụ "rau bina bị nhiễm độc" nổi tiếng ở Mỹ năm 2006, 205 người ở 26 bang và Canada bị nhiễm vi khuẩn E.coli, trong đó có 3 người tử vong. Nghiên cứu cho thấy chính những con lợn đã mang vi khuẩn chết người này đến các cánh đồng rau bina ở California, và nhà máy đã sử dụng chúng để sản xuất 42.000 bao rau bina ăn liền khiến nhiều người phát bệnh sau khi ăn.

Khi tiếp xúc trực tiếp với lợn hoang, chúng có thể cực kỳ nguy hiểm. Sau nhiều thế hệ sống hoang dã, những con lợn hoang đã phát triển những chiếc răng nanh sắc nhọn và hành vi khó đoán, đặc biệt là khi con người ở xung quanh.

Trên thực tế, chúng được biết đến là loài rất hung dữ đối với con người và vật nuôi, ngay cả khi chúng không nhất thiết bị dồn vào chân tường. Ngoài ra, lợn hoang có thể gây ra các vụ đâm xe, gây hư hỏng cho ô tô và những người bên trong ô tô, trong khi mầm bệnh mà lợn mang theo có thể lây lan qua nước hoặc hoa màu. Đã có hơn 100 vụ lợn rừng tấn công người ở Hoa Kỳ kể từ khi tài liệu bắt đầu vào năm 1825.

Cập nhật: 20/02/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video