Tại sao Mỹ vẫn sử dụng hệ thống máy tính từ 1970 để điều khiển tên lửa hạt nhân?

Chắc chắn các bạn không đọc sai tiêu đề bởi một báo cáo mới nhất đã tiết lộ rằng một số lượng lớn những kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hiện vẫn đang được quản lý và điều khiển bởi hệ thống máy tính có từ những năm 1970 sử dụng đĩa mềm 8-inch để lưu trữ thông tin nhưng câu hỏi là tại sao họ lại làm vậy trong thời đại ngày nay?

Căn cứ theo báo cáo từ Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (GAO) và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (DOD) thì hiện tại các hoạt động quản lý và điều khiển liên quan tới các lực lượng hạt nhân của Mỹ bao gồm tên lửa xuyên lục địa, máy bay ném bom hạt nhân... đều đang được thực hiện trên các hệ thống máy vi tính "tiền sử" đã được xây dựng từ cách đây hơn 40 năm. Cũng theo báo cáo trên, hàng năm, Mỹ phải chi ra 61 tỷ USD để duy trì, bảo dưỡng các công nghệ lạc hậu ở điều kiện hoạt động được, gấp 3 lần số tiền phải chi ra cho các hệ thống mới với chỉ 19,2 tỷ USD.


Những hệ thống này vẫn còn được sử dụng bởi đơn giản là nó vẫn còn sử dụng được.

Lý do cho sự thật trên rất đơn giản theo như trả lời của phát ngôn viên Valerie Henderson của Lầu Năm Góc với AFP: "Những hệ thống này vẫn còn được sử dụng bởi đơn giản là nó vẫn còn sử dụng được".

Cứ cho là như vậy đi nhưng việc họ vẫn sử dụng những chiếc đĩa mềm 8-inch cũ kỹ với dung lượng chỉ 237,25KB tương đương với khả năng lưu trữ 15 giây audio thì thật là khó hiểu. Giá thị trường của một chiếc thẻ nhớ 32GB hiện tại là rất rẻ và để có được dung lượng lưu trữ tương đương thì bạn cần tới hơn 130.000 chiếc đĩa mềm (nếu xếp liền nhau sẽ đạt độ dài lên tới 200m).

Trong bối cảnh đó, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tuyên bố họ sẽ bắt đầu thay thế những chiếc đĩa mềm bằng các thiết bị số bảo mật vào cuối năm 2017 và để hoàn tất công việc này thì phải chờ tới tận cuối năm 2020. Tuy nhiên không chỉ có Bộ Quốc Phòng với vũ khí hạt nhân, tại Bộ Ngân khố Hoa Kỳ người ta vẫn lưu trữ và chạy hệ thống Hồ Sơ Cá Nhân Chính (Individual Master File - IMF) chứa toàn bộ dữ liệu về thuế trên một ngôn ngữ lập trình vốn chỉ hoạt động trên các hệ thống máy tính thực sự cũ kỹ và lạc hậu của IBM.

Do đó, nếu như bạn đang muốn tìm một vị trí công việc là nhân viên IT của chính phủ Mỹ, bạn hẳn phải thủ sẵn ở đầu giường những cuốn sách dạy lập trình FORTRAN (*) cũ có từng những năm 1950 để có thể phỏng vấn thành công!

(*) Fortran (hay FORTRAN) là một ngôn ngữ lập trình biên dịch, tĩnh, kiểu mệnh lệnh được phát triển từ thập niên 1950 và vẫn được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay phương pháp số cho đến hơn nửa thế kỷ sau đó. Tên gọi này ghép lại từ tiếng Anh Formula Translator/Translation nghĩa là dịch công thức. Các phiên bản đầu có tên chính thức là FORTRAN, nhưng chữ hoa được chuyển sang chữ thường từ phiên bản Fortran 90. Tiêu chuẩn quốc tế cho tên gọi này ngày nay là "Fortran".

Fortran được phát triển ban đầu như là một ngôn ngữ thủ tục. Tuy nhiên các phiên bản mới của Fortran (từ Fortran 90) đã có các tính năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng.

Cập nhật: 27/05/2016 Theo techrum
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video