Tại sao nên uống trà ấm nhiều hơn vào mùa hè?

Vào mùa hè, nhiều người thích uống đồ lạnh để giải nhiệt. Trên thực tế, uống trà ấm có thể phát huy tác dụng giải nhiệt tốt hơn. Đồng thời có rất nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe.

1. Trà là thức uống tự nhiên

Đối với nhiều loại đồ uống khác, để cải thiện tính chất cảm quan, tăng màu sắc và hương thơm, các chất hóa học như sắc tố, hương vị và saccharin thường cần được thêm vào trong quá trình sản xuất. Đôi khi, chất kích thích hoặc chất bảo quản cũng được thêm vào để tăng các tác dụng khác nhau của đồ uống.

Có hơn 200 loại phụ gia hiện đang được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, bạn nên sử dụng ít đồ uống chứa chất phụ gia hóa học. Nên uống nhiều đồ uống tự nhiên. Và trà là một lựa chọn lý tưởng.


Khi uống trà ấm, cơ thể chúng ta tiết mồ hôi nhiều hơn, giúp thân nhiệt giảm xuống.

2. Uống trà ấm có tác dụng giải nhiệt

Theo một nghiên cứu vào năm 2012 của trường Đại học Ottawa, uống trà ấm thật sự có khả năng giúp chúng ta giải nhiệt. Lý do cho việc này là khi uống trà ấm, cơ thể chúng ta tiết mồ hôi nhiều hơn. Việc này giúp thân nhiệt giảm xuống.

Nhiệt trong cơ thể nói chung được đào thải qua các lỗ chân lông trên bề mặt cơ thể. Đặc biệt vào mùa hè. Nhiệt sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường mồ hôi. Khi mồ hôi thải ra càng nhanh thì nhiệt lượng mất đi càng nhiều. Đây là một cách tốt cho sức khỏe để hạ nhiệt.

Nếu hạ nhiệt bằng cách uống nước đá, bạn thực sự có thể cảm thấy ớn lạnh trong tim ngay khi uống. Tuy nhiên, loại nước đá này rất dễ kích thích cơ thể, dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.

Quan trọng hơn, sau khi uống nước đá sẽ khiến lỗ chân lông của tuyến mồ hôi trên cơ thể co lại và đóng lại, không có lợi cho việc tản nhiệt. Nhiệt lượng này tích tụ trong cơ thể, nóng lạnh va chạm sẽ gây hại rất lớn cho cơ thể.

3. Uống trà ấm có thể ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột

Vào mùa hè nắng nóng, nếu không chú ý vệ sinh trong ăn uống, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở rất nhiều. Mùa hè là mùa các bệnh về đường tiêu hóa thường xuyên xảy ra.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trà có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng và cải thiện cấu trúc của vi sinh vật đường ruột. Trà được xem là có chứa hàm lượng polyphenol mạnh cao nhất. Các hợp chất trong trà tác động tới hệ sinh vật đường ruột, bảo vệ các loại lợi khuẩn, nâng cao khả năng miễn dịch của đường ruột.

Trà giàu các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng làm lành những vết thương trong đường ruột nhanh chóng, chống nhiễm trùng. Trà cũng chứa tanin. Hợp chất này có tác dụng làm se niêm mạc ruột. Điều này giúp cơ thể hấp thụ chất lỏng tốt hơn, làm dịu chứng viêm ruột.


Trà giàu các chất chống oxy hóa.

4. Uống trà có thể bổ sung kali và nước

Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, con người đổ mồ hôi nhiều hơn, một lượng lớn kali trong cơ thể sẽ bị thất thoát theo mồ hôi. Đồng thời, vào mùa hè con người vận động, gắng sức nhiều. Các sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất trong cơ thể như pyruvic axit, axit lactic và carbon dioxide sẽ tích tụ nhiều hơn. Điều này dẫn đến mất cân bằng độ pH trong cơ thể, gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn nhịp tim. Người dùng sẽ thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn. Thậm chí xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.

Trà là một loại thực phẩm chứa kali. Đặc biệt là trà đen và trà xanh. Uống trà ấm vào mùa hè có thể bổ sung muối kali. Chúng giúp duy trì áp suất thẩm thấu bình thường và cân bằng axit-bazơ bên trong và bên ngoài tế bào trong cơ thể con người. Đồng thời duy trì các hoạt động sinh lý và trao đổi chất bình thường của cơ thể. Đây là lý do quan trọng khiến trà được ưa chuộng, thích hợp uống vào mùa hè.

Cập nhật: 03/07/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video